Mức lương của ngành công nghệ thông tin – một ngành được coi là khá “hot”, bao nhiêu là hợp lý – câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm? Là một trong những ngành hot, lương cao hiện nay, những con số này có khiến bạn “giật mình” và muốn học CNTT “ngay và luôn” không?
Mục lục
Mức lương ngành công nghệ thông tin là bao nhiêu?
Tổng quan ngành Công nghệ thông tin
Cùng với nhu cầu tuyển dụng đông đảo trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, lương thưởng của các vị trí Công nghệ thông tin luôn nằm ở mức hấp dẫn.
Với sinh viên thực tập hoặc mới ra trường, lương khởi điểm trong khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng.
Với nhân viên IT, lương trung bình có thể dao động trong khoảng 10 – 25 triệu đồng/tháng và có xu hướng tăng dần theo thời gian, kinh nghiệm, năng lực.
Với các vị trí Manager hoặc Director, mức lương thường được tính bằng đô – la Mỹ (USD), dao động khoảng 30 – 66 triệu đồng/tháng.
Đây hoàn toàn là những con số khả quan cho người lao động trong ngành công nghệ thông tin. Chỉ cần có đủ năng lực, ai cũng có thể nhận mức lương tương xứng với mình.
Lương IT Support
- Lương trung bình: 10 Triệu VNĐ
- Khoảng lương phổ biến: 7 – 14 Triệu VNĐ
- Vị trí/chức vụ: IT Support
- Kinh nghiệm yêu cầu: 1 – 3 năm
Mức lương IT Helpdesk
- Lương trung bình: 9 Triệu VNĐ
- Khoảng lương phổ biến: 7 – 12 Triệu VNĐ
- Vị trí/chức vụ: IT Helpdesk
- Kinh nghiệm yêu cầu: 1 – 3 năm
Lương nhân viên công nghệ thông tin
- Lương thấp nhất: 3 Tr
- Lương bậc thấp: 6,7 Tr
- Lương trung bình: 8,1 Tr
- Lương bậc cao: 9,6 Tr
- Lương cao nhất: 22,5 Tr
Lương Manager ngành Công nghệ thông tin
- Lương thấp nhất: 13,5 Tr
- Lương bậc thấp: 29 Tr
- Lương trung bình: 34,5 Tr
- Lương bậc cao: 39,9 Tr
- Lương cao nhất: 112,5 Tr
Mức lương các vị trí leader, manager trong ngành công nghệ thông tin
Các vị trí công nghệ thông tin có thu nhập khủng tại Việt Nam
IT Sales Executive
- Kinh nghiệm 2-5+ năm
- Lương thấp nhất $600
- Lương cao nhất $1,500
IT Sales Manager
- Kinh nghiệm 5-10 năm
- Lương thấp nhất $1,500
- Lương cao nhất $3,000
Data Scientist
- Kinh nghiệm 1-5 năm
- Lương thấp nhất $1,500
- Lương cao nhất $5,000
Data Engineer
- Kinh nghiệm 1-3 năm
- Lương thấp nhất $800
- Lương cao nhất $1,500
Technical Architect
- Kinh nghiệm 9-10 năm
- Lương thấp nhất $4,000
- Lương cao nhất $5,000
Solution Architect
- Kinh nghiệm trên 10 năm
- Lương thấp nhất $5,000
- Lương cao nhất $6,000
Lập trình viên
- Kinh nghiệm 1-6 năm
- Lương thấp nhất $600
- Lương cao nhất $2,000
Project Manager
- Kinh nghiệm trên 5-10 năm
- Lương thấp nhất $1,500
- Lương cao nhất $3,500
Program Manager
- Kinh nghiệm trên 8 năm
- Lương thấp nhất $2,000
- Lương cao nhất $4,500
Technical Director/Head of Engineering
- Kinh nghiệm trên 12 năm
- Lương thấp nhất $6,000
- Lương cao nhất $12,000
Các yếu tố ảnh hưởng đến lương IT
Kinh nghiệm
Tùy vào kinh nghiệm trong ngành, trong các vị trí chuyên môn ở level nào, intern, junior hay senior, manager… sẽ có những mức lương khởi điểm khác nhau. Đây là yếu tố dễ thấy vì kinh nghiệm tương ứng với năng lực. Bạn càng chịu nhiều trách nhiệm và nhiều dự án thì càng có cơ hội tăng lương.
Nơi làm việc
Tại các thành phố, địa phương khác nhau, mức lương trung bình của cùng một vị trí cũng có sự thay đổi. Theo khảo sát từ các nghiên cứu, các thành phố trung ương lớn như TP. HCM và Hà Nội trả lương không chênh lệch quá nhiều. Ngược lại, các địa phương khác sẽ thấp hơn một chút.
Technical background
Tùy vào nhu cầu sử dụng, tính ứng dụng của công nghệ hoặc ngôn ngữ lập trình bạn nắm trong tay sẽ đem tới cho bạn thu nhập khác nhau. Ví dụ như, lập trình viên Python có thể được trả cao hơn PHP…
Nhu cầu tuyển dụng Công nghệ thông tin
Tại những thời điểm khác nhau, để tìm kiếm nhân tài chất lượng cao, các doanh nghiệp có thể chịu chi hơn cho vị trí mình cần. Đặc biệt, trong lúc nhân lực IT thiếu hụt, nguồn cung thấp hơn cầu, mức thu nhập trung bình trên thị trường sẽ thay đổi nhanh và nhiều hơn.
Cách để đạt mức lương cao ngay khi mới ra trường
- Nâng cao các kỹ năng mềm (ngoại ngữ, làm việc nhóm, đàm phán, thuyết trình, giao tiếp…).
- Không ngừng mở rộng các mối quan hệ, giao lưu và kết nối với bạn bè, đàn anh – đàn chị, thầy cô trong môi trường học tập và công việc.
- Thường xuyên đọc và tham khảo các blog và tích cực thảo luận các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin.
- Đa dạng hóa các dự án: Khi tham gia nhiều dự án khác nhau, người học sẽ nâng cao được kinh nghiệm làm việc cũng như làm quen dần với nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành nghề mình theo đuổi.
- Tham gia vào nhiều dự án và sản phẩm khác nhau trong quá trình học tập và ngay sau khi ra trường.
Xem thêm: Khóa học Data Engineer nhất định phải tham gia khi học Công nghệ thông tin
Chọn học Công nghệ thông tin ở đâu?
Học viện phân tích dữ liệu INDA
Chuyên đào tạo các khóa học về phân tích dữ liệu trong ngành CNTT
- Lộ trình đào tao Data Engineer
- Lộ trình đào tạo Data Analyst
- Khóa học SQL
- Khóa đào tạo Power BI
- Khóa đào tạo Data Warehouse/ETL
- Khóa đào tạo Data Model
- Khóa đào tạo Google Bigquery
Đội ngũ đào tạo:
- Giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm, đang đảm nhiệm vị trí Data Analyst/Data Engineer Leader/DWH Architecture tại các ngân hàng MB bank, VP bank, Techcombank…
- Giảng viên sẽ hỗ trợ đánh giá dự án và chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển Data Analyst, Data Engineer,….
- Khóa học được xây dựng cho cả những người mới bắt đầu và những người muốn phát triển chuyên sâu trong mảng phân tích dữ liệu
- Kết hợp giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn áp dụng trong các use-cas thực tế thông qua bài tập thực hành, bài tập nhóm.
Giáo trình:
- Được xây dựng từ cơ bản tới nâng cao, phù hợp cho cả những người mới bắt đầu và những người muốn phát triển chuyên sâu trong mảng phân tích dữ liệu
- Giáo trình thiết kế riêng phù hợp với nhu cầu của học viên