Master Data là gì? Ứng dụng của Master Data ra sao và bằng cách nào để có thể có quản lý Master Data hiệu quả nhất? Ngày nay, dữ liệu nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ thông tin, việc quản lý dữ liệu hiệu quả càng trở nên khó khăn hơn. Đây cũng chính là lý do Master Data được xem như một giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp khắc phục vấn đề này. Bài viết dưới đây của INDA Academy sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về định nghĩa, vai trò và giải pháp quản trị Master Data.
Mục lục
1. Master Data là gì?
Nếu là một tín đồ của bộ môn khoa học dữ liệu, khoa học máy tính hay công nghệ thông tin, hàng loạt những thuật ngữ liên quan đến Data và việc đi giải đầy đủ khái niệm của nó lẫn phân biệt giữa các loại Data này không phải là vấn đề quá phức tạp. Đặc biệt là khi nền khoa học đi tìm hiểu và phân tích dữ liệu đang thống trị nền công nghệ, kỹ thuật toàn cầu và được mệnh danh là tốp 1 nghề hốt bạc cho các ông vua công nghệ, IT job hấp dẫn hàng đầu.
Trong trường hợp, bạn không phải là “dân ngành” đi chăng nữa thì ít nhất đã vài lần bạn nghe đến Data Warehouse đến Big Data trên sóng truyền hình? Data được hiểu chung là những dữ liệu thô, toàn bộ những thông tin bao gồm những ký tự , hình ảnh được đưa vào các thiết bị xử lý thông tin như máy tính, điện thoại.
Big Data thuật ngữ ám chỉ một nguồn dữ liệu lớn, phức tạp không thể xử lý trực tiếp trên các máy chủ, bắt buộc phải có sự vào cuộc tìm hiểu, phân tích, xử lý bưởi các chuyên gia. Đây vẫn là một thuật ngữ trung gian để doanh nghiệp có thể tiếp được thông tin hữu ích và tiếp tục mã hóa lưỡng data thành những thông tin cần thiết và mục vụ những mục tiêu phát triển kinh doanh khác nhau. Nhưng còn người anh em khác, Master Data? Bạn đã thực sự hiểu thật sâu sắc về khái niệm này?
Thật ra, Master Data được giới chuyên gia tạm gọi với dữ liệu có giá trị. Đây được xem là phần cốt dữ liệu đã được lọc và kiểm chứng, có thể trực tiếp áp dụng vào vận hành, quản lý, lên kế hoạch trong doanh nghiệp mà không phải trải qua bất kỳ một khâu nào khác. So với Data và Big Data, loại dữ liệu “Master” như tên gọi của nó không hề ám chỉ về tốc độ, quy mô hay thời gian sử dụng dữ liệu này trong bao lâu mà ở chất lượng thực tế mà nó mang lại.
Trong doanh nghiệp, Master Data là mục đích cuối cùng quá trình bỏ ra hàng nghìn đô để thuê chuyên gia trích xuất hay phân tích. Nó có thể bao gồm những tài liệu quan trọng nhất, thông tin của công ty, thông tin thanh toán, thông tin đơn hàng, thông tin khách hàng tiềm năng, chu trình sản xuất và tổng lợi nhuận thu về được được thể được thống nhất và chia sẻ rộng rãi với những cá nhân đặc biệt hoặc tổ chức lớn để đảm bảo tính đồng nhất.
Master Data có nhiệm vụ cung cấp bối cảnh cho các hoạt động kinh doanh, các giao dịch cũng như trả lời cho tất cả các câu hỏi về doanh nghiệp đầy đủ, chi tiết và chuẩn nhất. Master Data bao gồm những dữ liệu tham chiếu tương đối tĩnh, không cấu trúc, phân tích hay siêu dữ liệu…
Bạn có phải là tuýp người đam mê tiktok? Một xu hướng giải trí mới của giới trẻ hiện nay, khi cho phép tất cả người dùng bổ sung những video, text trên nền nhạc bắt tai? Vậy có bao giờ, bạn đặt ra câu hỏi rằng, những người tạo ra ứng dụng này lấy đâu ra những nhu cầu của người dùng, những kho âm nhạc có gắn thêm chút “remix” thu hút đến hàng triệu lượt người theo dõi và sử dụng?
Cả những cải tiến mỗi ngày những ứng dụng trên Facebook như cho phép Livestream hay mở ra ứng dụng hẹn hò?
Tất cả những điều này đến từ đâu vậy? Chúng đều là sản phẩm quá trình gạn lọc và phân tích dữ liệu và xây dựng trực tiếp trên nền tảng các dữ liệu hữu ích và thống nhất từ nhiều nguồn. Chúng đến từ những Master Data mà chúng ta đang đi giải thích.
Quan trọng hơn, Master Data là thuật ngữ dùng để mô toàn bộ hệ thống thông tin dữ liệu được hình thành một cách tập trung. Hiểu đơn giản hơn, đây là những thông tin doanh nghiệp sử dụng chính thức để cung cấp đến ứng dụng phần mềm sau khi đã kiểm duyệt cách chính xác.
Dĩ nhiên, Master Data có thể thay đổi, song nó chỉ được được bổ sung những thông tin hữu ích khác bởi lẽ, để đạt được đến địa hạt Master Data, toàn bộ những thông tin được cung cấp trước đó đều trải qua quá trình kiểm duyệt một cách nghiêm ngặt. Với tiêu chí này, chúng ta dễ nhận thấy Master Data là nguồn nguyên liệu quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp, có vị trí quan trong trong duy trì độ “ bộ mặt thương hiệu” của doanh nghiệp trước khách hàng, đồng thời là nguồn data hữu ích nhật phục vụ doanh nghiệp.
Với những thông tin quan trọng như : thông tin khách hàng, thông tin giao dịch của công ty, những chiến lược phát triển….nếu lọt vào tay người khác sẽ dễ dàng đưa doanh nghiệp của bạn xuống bờ phá sản.
Đó là lý do vì sao, gắn liền với Master Data, còn một thuật ngữ quan trọng không kém, thậm chí còn được cả những doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn cực kỳ quan tâm vì đấy chính là nền tảng giúp họ phát triển bền vững. Đồng thời mở ra cơ hội mới cho những chủ nhân của quá trình này. Đó chính là Master Data Management.
2. Master Data Management là gì? Vai trò của nó trong quản lý doanh nghiệp
Master Data Management được đánh giá là một trong những công cụ hỗ trợ quản lý kinh doanh và hệ thống công nghệ thông tin hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Bởi, không một chuyên gia nào có thể làm tốt nhiệm vụ quản lý tất cả các kho dữ liệu hiệu quả, nhanh chóng, bảo mật 100% như Master Data.
Không chỉ giữ các kho dữ liệu của doanh nghiệp tránh bị đối thủ hoặc hacker đột nhập và lấy mất, Master Data Management còn giúp sắp xếp những kho dữ liệu này một cách dễ nhìn, dễ tiếp cận tùy theo mục đích mà người dùng muốn sử dụng. Tương tự Master Data thì việc dân chủ hóa dữ liệu rất quan trọng với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các trang web thường xuất hiện các lỗ hổng như cung cấp thông tin không đúng với đề cập của chủ thể hay lỗi trang chủ làm người dùng không lấy được các thông tin cần thiết, nguyên nhân gây nên tình trạng này chủ yếu đến từ việc sắp xếp dữ liệu lộn xộn trong hệ thống. Do đó, với Master Data, nguồn dữ liệu sẽ được làm sạch và chọn lọc cẩn thận để giúp doanh nghiệp có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả và dễ dàng cân đối, xây dựng kế hoạch.
3. Những bước quản trị Master Data trong doanh nghiệp hiệu quả nhất?
Là một khâu quan trọng của doanh nghiệp nhưng không phải những chuyên gia nào cũng có thể quản trị dữ liệu một cách có hiệu quả, đặc biệt là khi, họ nằm trong bộ phận đầu não của những tập đoàn lớn. Việc trông dữ và sắp xếp, những Big Data đã cực kỳ khó khăn và cần đến một quá trình trích xuất, phân tích thì những master Data còn khó hơn rất nhiều. Để có thể quản trị những nguyên liệu này một cách hiệu quả nhất, bạn – ứng cử viên cho vị trí những quản trị viên hệ thống hay nhân viên quản lý đến những Master Data Specialist tốt hơn hết cần tuân thủ những bước sau đây:
3.1. Hiểu rõ được dữ liệu trong doanh nghiệp mình quản lý
Bạn chỉ có thể tốt điều gì trừ khi bạn hiểu thật kỹ về nó. Tất cả những dữ liệu có giá trị của doanh nghiệp đều có tên gọi là Master Data nhưng kỳ thực với mỗi doanh nghiệp hoạt động trên những lĩnh vực riêng, mỗi Master Data lại hoàn toàn khác nhau. Trước hết, bạn phải hiểu bản chất những dữ liệu có giá trị của các công ty bạn là gì, trữ lượng bao nhiêu và ứng dụng như thế nào. Đồng thời bạn cũng nên tham khảo các bộ phận phòng ban sử dụng lượng dữ liệu ấy ra sao, nhằm vào mục đích gì cụ thể để biết cách hệ thống hóa tất cả chúng, một cách dễ nhìn nhất.
3.2. Tích hợp các thao tác quản lý
Sau khi nắm bắt được Master Data, thông tin quan trọng của doanh nghiệp, bạn tiến hành thiết lập các quy trình và chính sách quản lý cho nguồn dữ liệu này. Quy trình quản lý dữ liệu sẽ bao gồm hướng dẫn cách nhập liệu, cập nhật và xoá dữ liệu. Bên cạnh đó, tính nhất quán và đồng nhất của dữ liệu trên toàn bộ hệ thống phải luôn được đảm bảo. Nhờ sự tích hợp của các thao tác quản lý, việc quản trị Master Data dần trở nên dễ dàng hơn rất nhiều lần.
3.3. Lưu trữ dữ liệu trên hướng đám mây
Để cắt giảm chi phí cho việc thuê thêm những chuyên gia về dữ liệu, bạn có thể lựa chọn bổ sung những giải pháp lưu trữ trên những đám mây. Thông thường những dữ liệu để dự trữ khi được đưa lên đám mây sẽ được chống trùng lặp hoàn toàn, giải pháp này cực kỳ hữu ích khi sử dụng dữ liệu sau này vào giảm thao tác loại bỏ những dữ liệu không cần thiết vừa giảm được không gian tại các hệ thống lưu trữ tại chỗ.
Bên cạnh những giải pháp này, với sự bùng nổ của máy học, robot và trí tuệ nhân tạo nhân tạo nói chung, bạn có thể tìm đến các nhà cung cấp các phần mềm quản lý metadata. Trong phần mềm này có thể tự nhận biết được các loại dữ liệu, nhận biết được loại dữ liệu nào sử dụng trước và sử dụng sau.
Inda.vn đã giới thiệu về Master Data là gì cũng như một số giải pháp giúp doanh nghiệp có thể quản lý được dữ liệu một cách hiệu quả thực sự hữu ích với bạn.
Nguồn: Internet