Một trong số những lý do khiến cho doanh nghiệp chú trọng đến việc sử dụng và ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu chính là để nâng cao trải nghiệm của khách hàng và xây dựng chiến lược phát triển một cách phù hợp nhất. Cũng chính vì lý do đó, data driven đã và đang trở thành một xu hướng vô cùng phổ biến trong hoạt động kinh doanh. Vậy data driven là gì? Và chức năng, ứng dụng cũng như làm thế nào để sở hữu một data driven có chất lượng?
Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp chi tiết thông qua những chia sẻ của INDA trong bài viết ngày hôm nay. Còn chần chờ gì nữa, hãy cùng theo chân chúng tôi sơ lược và tìm hiểu về data driven cũng như các ứng dụng phổ biến của chúng trong lĩnh vực kinh doanh bạn nhé!
data driven là gì? Và ứng dụng của chúng như thế nào? Câu trả lời sẽ được INDA giải đáp ngay sau đây.
Mục lục
1. Data driven là gì?
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại nên việc quản lý dữ liệu thông qua phần mềm đã trở thành xu hướng, chính vì thế Data- driven là khái niệm cũng không quá xa lạ đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường hiện nay. Vậy data driven là gì?
Data driven là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, đề cập đến cách mà doanh nghiệp sử dụng dữ liệu và cung cấp những thông tin cần thiết trong quá trình hoạt động và ra quyết định của mình.
Một trong số những chức năng chính của data driven chính là phân tích dữ liệu khách hàng.
Hoàn toàn có thể khẳng định rằng, trong thời đại công nghệ chú trọng đến lĩnh vực phát triển digital marketing thì việc phân tích dữ liệu data driven đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng mục tiêu và quảng bá thương hiệu.
Trái ngược với việc ra quyết định bằng trực giác và không dựa trên bằng chứng cụ thể, data driven cung cấp các dữ liệu thông tin thực tế cụ thể như dựa trên hành vi tiêu dùng của khách hàng mà đưa ra quyết định chính xác.
2. Các chức năng của data driven
Không chỉ cần phải hiểu được data driven là gì, bạn cũng cần đọc để nắm những chức năng chính của
Data driven hầu như được sử dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, những chủ yếu nhất chính là lĩnh vực công nghệ thông tin và kinh doanh. Thông thường một số những công ty nước ngoài sẽ chú trọng đặc biệt đến những dữ liệu mang tính chính xác cao. Chính vì thế, đây cũng là một trong những nền tảng giúp cho doanh nghiệp phát triển mục tiêu kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Trong hầu hết những lý do khiến doanh nghiệp sử dụng data driven chính là để nâng cao trải nghiệm dịch vụ của khách hàng, chính vì lý do đó data driven mang đến nhiều chức năng đặc biệt hữu ích trong lĩnh vực kinh doanh.
Data driven mang đến nhiều chức năng hỗ trợ cho doanh nghiệp
Và đầu tiên phải kể đến chức năng phân tích dữ liệu, chức năng này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp cả trong và ngoài lĩnh vực kinh doanh các thông tin chi tiết, nhằm giúp nhà quản lý có thể dễ dàng đưa ra quyết định đúng đắn nhất để đạt được mục tiêu chiến lược hiệu quả.
Chức năng thứ hai chính là phân tích hành vi của người tiêu dùng, với chức năng này, data driven sẽ cung cấp những thông tin và hiểu biết sâu sắc nhất về thị trường tiếp thị cũng như những thông tin nhằm phát triển sản phẩm một cách tối ưu nhất.
Chức năng cuối cùng chính là quản lý thông tin khách hàng, thông qua việc thu thập dữ liệu và nghiên cứu hành vi của từng cá nhân, điều này sẽ mang lại hiệu quả trong việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của những đơn hàng và từ đó có thể quản lý những rủi ro có thể xảy ra trong suốt quá trình hoạt động.
3. Ứng dụng data driven trong kinh doanh
Sau khi đã tìm hiểu được về data driven là gì, các chức năng, cũng như tầm quan trọng của data driven, hãy cùng INDA tham khảo những ứng dụng sau để giúp doanh nghiệp bạn khai thác dữ liệu hiệu quả hơn.
3.1. Phân tích hành vi người tiêu dùng trong mô hình kinh doanh đa kênh
Phân tích hành vi người tiêu dùng là một trong những bước quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, có thể thu thập dữ liệu khách hàng thông qua các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, phương pháp này dần trở nên lạc hậu trong thời đại công nghệ số đang dần lên ngôi.
Xu hướng data driven đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong kinh doanh.
Data driven ra đời để giúp doanh nghiệp nắm bắt những thay đổi về thị hiếu khách hàng, cũng như phương thức mua sắm của họ. Có thể yêu cầu người tiêu dùng đăng nhập vào website để giúp họ gia tăng trải nghiệm mua sắm thú vị. Từ đó, doanh nghiệp vừa nắm bắt tâm lý và thông tin khách hàng mục tiêu, vừa có thể đưa ra những chiến lược khuyến mãi hợp lý nhất.
3.2. Nghiên cứu thị trường và dự báo xu hướng
Nếu như trước đây doanh nghiệp chỉ có xu hướng quan tâm đến doanh thu và thị phần. Bây giờ, trước sự phủ sóng của công nghệ, doanh nghiệp nên tập trung quảng bá hình ảnh và định vị thương hiệu của mình. Qua đó, có thể tận dụng nguồn dữ liệu đã thu thập được từ hệ thống social listening.
Hệ thống này sẽ giúp thăm dò các nội dung trên từng website khác nhau. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể nắm bắt hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược phù hợp. Nếu tận dụng tốt, data driven sẽ giúp dự báo xu hướng và nghiên cứu thị trường về insight khách hàng để doanh nghiệp cải thiện sản phẩm một cách tốt hơn.
3.3. Tối ưu persona khách hàng
Data driven dần đã thay thế cho phương pháp marketing truyền thống. Bởi lẽ, sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội đã giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin khách hàng và tạo điều kiện để họ chia sẻ nhiều hơn, giúp tối ưu tiểu sử của người dùng.
Qua quá trình phân tích và thu thập dữ liệu, doanh nghiệp sẽ từng bước phân loại thị trường khách hàng theo từng tiêu chí, để việc chăm sóc khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Data driven chính là chìa khóa hỗ trợ doanh nghiệp bắt kịp xu hướng mới về phát triển bền vững trong kinh doanh.
4. Làm thế nào để có được data driven chất lượng?
4.1. Xác định vai trò của data trong từng giai đoạn
Đầu tiên, doanh nghiệp cần tiến hành khai thác dữ liệu và tích hợp tương ứng các hệ thống số, sau khi đã hiểu data driven là gì. Tiếp đến, hãy cùng khách hàng trải nghiệm qua từng giai đoạn khác nhau. Để từ đó, có thể dự đoán và phân tích thị hiếu, cũng như hành vi của khách hàng theo từng thời kỳ.
4.2. Hoạch định và thiết kế chiến lược thông qua dữ liệu và công nghệ
Doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược thông qua các mục tiêu đã đề ra. Không những thế, data driven sẽ giúp phân loại nhóm khách hàng để doanh nghiệp có thể khai thác dữ liệu chính xác và hiệu quả. Từ đó, có thể xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.
Data driven chính là công cụ tuyệt vời trong thời đại kỹ thuật số.
Hy vọng với những chia sẻ của INDA qua bài viết trên đây đã giúp doanh nghiệp bạn hiểu được data driven là gì và có được bước đi đúng đắn trong thời gian sắp tới. Hứa hẹn đây sẽ là ứng dụng tuyệt vời và hỗ trợ doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao trong việc chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.
>>> Tham khảo thêm:
KHÓA HỌC TRỞ THÀNH DATA ANALYST CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Nếu bạn học các ngành: kỹ thuật, cơ điện, điện tử viễn thông, tự động hóa, toán tin, công nghệ thông tin… bạn nên theo LỘ TRÌNH TRỞ THÀNH DATA ENGINEER