Blog

8 KPI quan trọng nhất trong Email marketing

Trong khi các mạng xã hội đang trên đà phát triển mạnh mẽ, email vẫn luôn là một phần quan trọng trong marketing, đặc biệt với vai trò nuôi dưỡng các data tiềm năng và chăm sóc khách hàng cũ để up-sales hay cross-sales. Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả và tối ưu hoá các chiến dịch email marketing luôn là thách thức. Qua bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ về 8 metrics cốt lõi được dùng trong email marketing, từ đó học được cách tận dụng dữ liệu để cải thiện hiệu suất của các chiến dịch.

1. Những email KPIs và metrics quan trọng

Tỷ lệ gửi thành công (Delivery Rate)

Tỷ lệ gửi thành công cho bạn biết số phần trăm email được thực sự gửi đến hòm thư của khách hàng. Nói cách khác, tỷ lệ này sẽ thể hiện khả năng mọi người nhận được email của bạn có giống như dự tính hay không. Một tỷ lệ phần trăm lý tưởng sẽ từ 90% trở lên.

Cách tính: Tỷ lệ gửi = (Số email đã gửi – Số email bị trả lại)/ Tổng số email đã gửi

Yếu tố ảnh hưởng:

  • Từ khoá bị gắn mác spam: Nếu email của bạn có chứa những từ khoá bị các ESP đánh dấu là spam, tỷ lệ gửi thành công sẽ không cao. Mỗi loại nội dung sẽ có những từ khóa “xấu” khác nhau – cách nhanh nhất để xác định chúng là tìm ra điểm chung giữa các email có tỷ lệ gửi thấp.
  • Đính kèm quá nhiều đường link chưa được xác thực
  • Địa chỉ email sai/ không tồn tại

Tỷ lệ click chuột (Click-Through Rate)

Tỷ lệ click được cho là có mối tương quan chặt chẽ với doanh số, vì nó thể hiện số phần trăm người nhận sẽ click vào một liên kết được đính kèm trong email của bạn. Đó có thể là liên kết link đến sản phẩm hay một chiến dịch quảng cáo nhất định. Từ tỷ lệ này, ta sẽ rút ra được thói quen tương tác với email của khách hàng.

Tỷ lệ click giúp đo lường có bao nhiêu khách hàng sẽ thực hiện các hành động mong muốn với email bạn gửi. Tỷ lệ click sẽ ảnh hưởng đến những yếu tố sau:

  • Lượt truy cập
  • Lượng tương tác
  • Doanh số

Cách tính: CTR = Tổng số lần click / Tổng số email đã gửi

Tỷ lệ không tương tác (Disengagement Rate)

Đây là một trong những tỷ lệ rất ít doanh nghiệp để tâm, nhưng lại có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc về cảm nhận khách hàng đối với công ty cũng như chiến lược email marketing. Đúng như tên gọi, tỷ lệ không tương tác cho biết số phần trăm người nhận không hứng thú với email của bạn.

Với tỷ lệ này, ta có thể xác định chính xác những cụm từ không hiệu quả, dựa vào việc phân tích những email ít tương tác nhất, sau đó bỏ chúng ra khỏi các email tiếp theo. Luôn đảm bảo giữ tỷ lệ không tương tác dưới 0,15%, nếu không tỷ lệ gửi sẽ giảm xuống.

Cách tính: (Tổng khiếu nại spam + Số lượt hủy đăng ký) / Tổng số email chỉ mở một lần

Tỷ lệ từ chối email (Bounce Rate)

Khái niệm: Tỷ lệ phần trăm số email không đến được hộp thư của người nhận trên tổng số mail được gửi đi.

Cách sử dụng: Sử dụng metric này để biết được những vấn đề tiềm ẩn với danh sách email của bạn. Có 2 loại email bị từ chối cần theo dõi là “hard” bounces và “soft” bounces.

Soft bounces là do vấn đề tạm thời với những địa chỉ email hợp lệ, như hộp thư đầy hay vấn đề từ máy chủ của người nhận. Máy chủ của người nhận sẽ giữ những email này và gửi đi ngay khi vấn đề được giải quyết, hoặc bạn có thể thử gửi lại email.

Hard bounces là do địa chỉ email bị sai, bị khóa hoặc không tồn tại, và những email này sẽ không bao giờ được gửi thành công. Thay vào đó, bạn nên ngay lập tức xóa những địa chỉ mail này khỏi danh sách email, vì Nhà mạng (ISPs) sử dụng Bounce Rate như một yếu tố chính quyết định người gửi email có đáng tin hay không.

Tỷ lệ tăng trưởng danh sách email (List Growth Rate)

Khái niệm: Một phép đo tốc độ tăng trưởng của danh sách email. Đo lường tỷ lệ tăng trưởng bằng cách lấy số người đăng ký nhận email trừ đi số người từ chối nhận mail và Hard bounces trong một tháng xác định. Sau đó, chia số này cho độ lớn của danh sách ban đầu.

Cách sử dụng: Tốc độ tăng trưởng danh sách email quan trọng vì một chương trình email marketing khỏe mạnh cần liên tục làm mới với những địa chỉ người đăng ký mới. Nhiều địa chỉ email trong danh sách của bạn sẽ tự nhiên “kém chất lượng” theo thời gian, vì họ có thể thay đổi công việc, chuyển nhà mạng hoặc đổi chương trình email, có khi là họ đã quên mật khẩu email hoặc lập tài khoản mới.

Tỷ lệ tăng trưởng danh sách email (List Growth Rate)

Khái niệm: Một phép đo tốc độ tăng trưởng của danh sách email. Đo lường tỷ lệ tăng trưởng bằng cách lấy số người đăng ký nhận email trừ đi số người từ chối nhận mail và Hard bounces trong một tháng xác định. Sau đó, chia số này cho độ lớn của danh sách ban đầu.

Cách sử dụng: Tốc độ tăng trưởng danh sách email quan trọng vì một chương trình email marketing khỏe mạnh cần liên tục làm mới với những địa chỉ người đăng ký mới. Nhiều địa chỉ email trong danh sách của bạn sẽ tự nhiên “kém chất lượng” theo thời gian, vì họ có thể thay đổi công việc, chuyển nhà mạng hoặc đổi chương trình email, có khi là họ đã quên mật khẩu email hoặc lập tài khoản mới.

Tỷ lệ chia sẻ/ chuyển tiếp email (Email Sharing/Forwarding Rate)

Khái niệm: Tỷ lệ người nhận bấm vào nút Chia sẻ để chia sẻ nội dung mail lên mạng xã hội hoặc bấm vào nút chuyển cho người khác.

Cách sử dụng: Tỷ lệ chia sẻ là một cách đo lường khác của việc nội dung email của bạn có giá trị và phù hợp với người nhận không. Ví dụ, nếu người đăng ký nhận mail thấy rằng newsletter của bạn đủ hấp dẫn để chia sẻ với bạn bè, điều đó có nghĩa chủ đề mà bạn viết về là một chủ đề “hot” với người nhận. Theo dõi tỷ lệ chia sẻ cẩn thận để biết loại tin nào và đề nghị nào có xu hướng được chia sẻ nhiều nhất, và sử dụng nó để lên kế hoạch trong tương lai.

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Khái niệm: Tỷ lệ người nhận bấm vào một đường link trong email và hoàn thành một hoạt động mà Marketer mong muốn, ví dụ như điền vào phiếu thông tin để thu hút khách hàng tiềm năng hoặc mua một sản phẩm.

Cách sử dụng: Tỷ lệ chuyển đổi là một công cụ đo lường cơ bản mức độ hiệu quả của một email campaign. Tỷ lệ chuyển đổi càng cao, nghĩa là nội dung mail của bạn càng phù hợp và hấp dẫn với người nhận.

Doanh thu trên từng email (Revenue Per Email Send)

Khái niệm: Một cách đo lường ROI của một email campaign, tính bằng cách chia tổng doanh thu kiếm được từ chiến dịch cho tổng số email được gửi đi.

Cách sử dụng: Metric này lý tưởng đối với ecommerce marketers, người phải tạo ra rất nhiều sales trực tiếp từ email campaign. Một lần nữa, metric này cũng yêu cầu sự hòa hợp giữa Nhà cung cấp dịch vụ email (ESP) và nền tảng ecommerce hoặc website của bạn. Nếu bạn đã sẵn sàng theo dõi tỷ lệ chuyển đổi, bạn cũng có thể thu thập giá trị đơn hàng cho mỗi lượt chuyển đổi để phục vụ việc tính toán.

2. Những Email Marketing Metrics không đáng tin

Tỷ lệ mở (Open Rate)

Tỷ lệ mở khác với tỷ lệ gửi ở chỗ nó sẽ cho bạn biết tỷ lệ phần trăm người gửi sẽ thực sự đọc email của bạn (hay còn gọi là tần suất mà email của bạn được mở ra), thay vì chỉ nhận mail và lướt qua.

Cách tính: Tỷ lệ mở = Tổng số email được mở / (Email đã gửi – Email bị trả lại)

Tỷ lệ mở email là một metric nhiều marketers sử dụng để đo sự thành công của các campaign, nhưng đây là một cách đo không đáng tin vì một email chỉ được tính “đã mở” nếu người nhận cũng nhận được hình ảnh được gắn vào email, nhưng đa số người dùng email lại chặn quyền cho phép xem hình ảnh trong email khách hàng của họ. Điều này có nghĩa rằng cho dù họ có mở mail đi chăng nữa, họ cũng sẽ không được tính vào Tỷ lệ mở mail, khiến tỷ lệ này bị sai lệch và là một metric không đáng tin cho marketer, vì nó báo cáo thiếu số lượng mail được mở thực sự.

Ngoài ra, Tỷ lệ mở email có thể bị thao túng bởi lối viết lôi cuốn hoặc một tiêu đề gây xúc động mạnh khiến người nhận mail phải mở mail, chỉ để sau đó cảm thấy bị lừa dối bởi nội dung. Vì lẽ đó, tốt hơn là nên tập trung vào Tỷ lệ click (CTR), một công cụ tốt để đo lường lượng email được gửi thành công.

Tỷ lệ bỏ theo dõi (Unsubscribe Rate)

Như đối với Tỷ lệ mở, tỷ lệ người nhận hủy đăng ký email marketing cũng là một cách đo lường không đáng tin về sức khỏe của danh sách email. Nhiều người đăng ký đã quá chán với việc nhận email marketing của bạn nhưng họ cũng không muốn phải đi qua hết các bước thủ tục hủy đăng ký nhận mail. Họ đơn giản sẽ ngừng mở, đọc và bấm vào mail của bạn. Một lần nữa, theo dõi CTR và Tỷ lệ chuyển đổi là những cách tốt hơn nhiều để giám sát việc tương tác và sự yêu thích của người nhận với email marketing của bạn. Bên cạnh đó, việc kiểm tra Tỷ lệ hủy đăng ký email marketing hàng tháng cũng hữu ích để đo tổng thể Tỷ lệ tăng trưởng danh sách email, và để theo dõi sự gia tăng đột ngột sau một email campaign cụ thể.

Nguồn: Internet

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *