Bài viết này dành cho các bạn sinh viên mới ra trường, các bạn đã đi làm được 1 vài năm mà muốn chuyển ngành sang làm Data Analyst. Trong bài viết này, mình sẽ giúp các bạn có góc nhìn rõ ràng hơn về con đường các bạn sẽ đi để chuyển qua vị trí Data Analyst. Làm sao để biết khi nào các bạn có thể apply? Trong quá trình apply thì cần chuẩn bị những gì, mindset apply ra sao?
Khi viết bài này, mình nhớ lại hình ảnh của mình khi mình có dự định apply qua DA 6 năm về trước. Thời điểm đó, mình chỉ có Google làm bạn, mình tìm đủ mọi thông tin về DA, mình dành ra nhiều thời gian để tìm hiểu về DA như kĩ năng làm việc, cơ hội nghề nghiệp, salary…
Nó giúp mình có góc nhìn tổng quan về vị trí DA. Hồi đó mình nhớ, mình đúc kết được DA cần có Business, Toán, Programming. Mình thấy mình có business, có toán rồi, thiếu programming thôi nên nghĩ có thể chơi được và thế là mình lên plan để chuyển qua DA. Lúc ban đầu thì khí thế vậy thôi, đến lúc vô thực hiện thì mới phát sinh quá nhiều vấn đề. Mình đọc thì có quá trời tool phải học mà cũng không biết từng tool để làm gì, không có góc nhìn toàn cảnh, không biết học cái gì trước cái gì sau. Hệ quả là mình đã học thừa rất nhiều, thiếu cũng không ít và tốn kha khá tiền cho các platform.
Mình viết ra bài này với mục đích giúp các bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Thay vì trả giá như mình thì các bạn chỉ cần đọc và làm theo bài viết này thôi. Quá easy phải không? ?
Rồi! Đầu tiên, trước khi làm cái gì, chúng ta cũng nên đi từ mindset vì nó sẽ quyết định đến hành động của chúng ta. Sau khi đã học rất nhiều course, đi làm, tham gia tuyển dụng các vị trí DA mình nhận ra:
– Chúng ta không cần master tất cả các tool để làm DA
– Những khóa học online không thể giúp chúng ta giỏi được, nó chỉ giúp chúng ta có kiến thức cơ bản mà thôi.
– Tools không phải là rào cản lớn của ngành này. Tư duy mới khó, cái này sau này đi làm các bạn sẽ thấy rõ hơn.
Từ những insight phía trên, chúng ta sẽ đề ra những strategy như sau:
– Strategy 1: Học vừa đủ, học đúng thứ cần học. Học để mình có foundation đủ tốt để khi đi làm không bị bỡ ngỡ.
– Strategy 2: Cố gắng có job càng sớm càng tốt. Vì chỉ khi có job các bạn mới tiến bộ vượt bậc còn nếu cứ học hoài các bạn cũng chỉ ở mức 3-4 điểm trên thang 10 thôi.
Sau khi đã có mindset rõ ràng rồi thì chúng ta bắt tay vào việc lên kế hoạch và thực thi. Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta zoom out để biết quy trình xử lí dữ liệu như thế nào nhé. Về cơ bản quá trình này có 4 bước:
– Bước 1: Làm việc với dataraw
– Bước 2: Phân tích, xử lí dữ liệu
– Bước 3: Visualization
– Bước 4: Communicate insight với stakeholders.
Giai đoạn 1: Học vừa đủ, học đúng thứ cần học
Chúng ta cần học những tool quan trọng nhất giúp mình cover được cả 4 bước trong quá trình phân tích dữ liệu. Theo kinh nghiệm của mình, các bạn chỉ cần học SQL, PowerBI, Python, và Statistic là đủ để apply bất cứ công ty nào rồi, từ công ty to đến công ty nhỏ, từ công ty tech đến công ty non-tech. Vì sao?
– SQL giúp chúng ta làm việc với dataraw và phân tích xử lí dữ liệu –> cover bước 1, bước 2
– Power BI: công cụ để làm visualization –> Cover bước 3
– Python: Vừa giúp chúng ta load dataraw, phân tích dữ liệu, và visualize luôn –> Cover cả bước 1,2,3.
– Statistic liên quan đến tính toán, thống kê, hỗ trợ trong quá trình làm việc.
Đó vậy nên các bạn chỉ cần tập trung học cho mình SQL, PowerBI, Python, Statistic thôi. Sau khi học đủ 4 nhóm skillset này là các bạn sẽ đủ để đi apply rồi.
Tổng thời gian học cho giai đoạn này khoảng tầm 300h. Tính ra khoảng 3 tháng, mỗi ngày 3 tiếng. Nếu không học hàng ngày thì sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Giai đoạn 2: Apply quyết liệt để có job càng sớm càng tốt.
Thường quá trình tuyển job DA sẽ có 4 vòng:
– Vòng 1: CV
– Vòng 2: Test
– Vòng 3: First Interview (Tech + Business)
– Vòng 4: Final Interview
Các bạn thường quá chú trọng vào giai đoạn 1, học rất nhiều mà không chịu đi apply sớm vì cứ nghĩ mình chưa đủ. Thực ra những bài test ở các công ty không quá khó đâu, mình tin ở level intermediate là các bạn có thể giải quyết được rồi. Nếu các bạn đã học đủ ở giai đoạn 1 thì mình tin các bạn hoàn toàn ready để đi apply. Ở giai đoạn này, các bạn cần tập trung vào 2 vấn đề:
– Kiến thức: Review lại toàn bộ kiến thức trong giai đoạn 1 để có thể làm được các bài test cũng như trả lời được những câu hỏi về technical.
– Kĩ năng apply: Bạn phải nghiên cứu kĩ công việc, công ty, ngành, hiểu rõ bản thân để từ đó chứng minh được bản thân mình phù hợp với công ty.
Mình thấy không có nhiều bạn có kĩ năng apply tốt. Vậy cách tốt nhất đó là các bạn phải chuẩn bị thật kĩ, apply nhiều và học hỏi từ những lần apply. Quá trình apply giống như các bạn chơi game vậy đó. Fail lại chơi lại, khi các bạn chơi nhiều thì các bạn sẽ giỏi và chắc chắn các bạn sẽ có được offer. Mình quan sát thường các bạn có 5 interview thì sẽ có job. Để có được 5 interview thì các bạn phải apply từ 10-20 bên.
Các bạn phải chơi cái game này đến khi nào win thì thôi ? Thời gian chơi khoảng 1-3 tháng tùy tốc độ chơi của các bạn.
Mình biết quá trình chuyển ngành là vô cùng khó khăn, để chuyển được qua vị trí DA trong 6 tháng đòi hỏi các bạn phải rất tập trung và kỷ luật. Nếu các bạn muốn apply DA trong 5-6 tháng nữa mà đang không biết phải làm gì thì có thể inbox cho mình, mình có thể support thêm cho bạn!