Blog

HỌC VIỆN INDA TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẢO NGƯỢC KẾT HỢP MENTOR 1:1 – MÔ HÌNH TỐI ƯU CỦA GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI 

Lớp học đảo ngược là mô hình dạy học không còn xa lạ ở phương Tây nhưng còn khá mới ở Việt Nam và đã thu hút sự chú ý của nhiều người trong nghề từ khi nó xuất hiện. Tuy nhiên đối với phương pháp học đảo ngược kết hợp Mentor 1:1, Học viện INDA tự tin là đơn vị giáo dục tiên phong đưa phương pháp học này vào công tác giảng dạy ngành phân tích dữ liệu.  

1. Khái niệm lớp học đảo ngược là gì?

Lớp học đảo ngược có tên tiếng Anh là Flipped Classroom. Đây là mô hình học tập ngược lại với mô hình học tập truyền thống. 

Trong mô hình này, học viên sẽ học bài trước khi lên lớp thông qua các video quay sẵn, tài liệu hỗ trợ. Đôi khi là các cuộc thảo luận trực tuyến và chuẩn bị câu hỏi, chủ đề thảo luận. Sau đó, khi lên lớp, học sinh  đặt các câu hỏi để giáo viên giải đáp; cùng làm bài tập và thảo luận nhóm… để hiểu sâu và mở rộng kiến thức.

Mô hình lớp học đảo ngược ra đời từ 10 – 15 năm trước ở Mỹ và được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường học, cấp học từ tiểu học đến đại học. Sau đó, mô hình học tập này được lan rộng ra các nước khác như Australia…

2. Cấu trúc của mô hình phương pháp học đảo ngược kết hợp Mentor 1:1 tại Học viện INDA

Phương pháp học đảo ngược kết hợp Mentor 1:1  được chia thành 2 giai đoạn:

2.1. Giai đoạn 1: Tìm hiểu thông tin mới

Giai đoạn này học viên chủ động tự học tại nhà theo đúng giáo trình Học viện đã xây dựng thông qua các video tại tài khoản học mà Học viện đã cung cấp. 

Cụ thể, Học viên xem video bài giảng, đọc sách và tài liệu, học các kiến thức mà Học viện đã cung cấp. Sau đó ghi chép lại các kiến thức thu nhận được, tự làm quiz, bài tập cấp thấp. Đồng thời, học viên thảo luận trên diễn đàn, ghi lại các câu hỏi thắc mắc, chuẩn bị dự án nhóm.

2.2. Giai đoạn 2: Đào sâu vào kiến thức

Giai đoạn này diễn ra cùng với sự đồng hành của Mentor/Giảng viên 1:1. Học viên tương tác với Mentor/Giảng viên 1:1 về bài học đã tìm hiểu trước đó dưới các hình thức như trao đổi qua group, meeting, sử dụng các nền tảng như ultraview hoặc teamview,…Nhiệm vụ của Mentor/Giảng viên và học viên ở giai đoạn 2 cụ thể như sau:

Mentor/Giảng viên: Mentor/Giảng viên tổ chức thảo luận theo nhiều hình thức khác nhau, nhận xét, đánh giá, giải đáp các câu hỏi của học viên,..

Học viên: Đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề, nghe Mentor/Giảng viên giải đáp, giảng giải, thảo luận tình huống, tranh luận, thực hành kỹ năng,…

3. Đánh giá hiệu quả của phương pháp học đảo ngược với lớp học truyền thống

Trong lớp học truyền thống, giáo viên chỉ hướng dẫn, truyền đạt kiến thức. Vì thế, khi ở trên lớp học viên chỉ đạt hai mức đầu của thang đo cấp độ tư duy là ghi nhớ, thông hiểu. Để đạt được mức độ cao hơn là ứng dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo, học viên phải nỗ lực tự học và nghiên cứu ở nhà.

Còn trong lớp học đảo ngược, dưới sự hướng dẫn của Mentor/Giảng viên 1:1, học viên sẽ tự học, nghiên cứu bài giảng và tài liệu ở nhà để đạt hai mức đầu là ghi nhớ, thông hiểu. Sau đó, học viên lên lớp tương tác, thảo luận, thuyết trình với Mentor/Giảng viên để đạt bốn mức độ cao hơn là ứng dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo.

học đảo ngược

Hiệu quả của lớp học đảo ngược với lớp học truyền thống được đánh giá dựa trên thang đo cấp độ tư duy Bloom.

>> Đọc thêm:

KHOÁ HỌC TRUY VẤN VÀ THAO TÁC DỮ LIỆU SQL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO

KHÓA HỌC DATA WAREHOUSE : TỔNG HỢP, CHUẨN HÓA VÀ XÂY DỰNG KHO DỮ LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP

KHÓA HỌC DATA MODEL – THIẾT KẾ MÔ HÌNH DỮ LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP

LỘ TRÌNH TRỞ THÀNH DATA ENGINEER CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

DATA ENGINEER LÀ GÌ? CÔNG VIỆC CHÍNH CỦA DATA ENGINEER? CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *