Blog

Top 9 câu hỏi phỏng vấn Data Analyst hay gặp và câu trả lời

Với bất kỳ cuộc phỏng vấn Data Analyst nào, việc thể hiện sự chuyên nghiệp trong ấn tượng đầu tiên là điều rất quan trọng. Ăn mặc lịch sự, duy trì giao tiếp bằng mắt và hành động tự tin. Những ấn tượng đầu giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có phù hợp với công ty của họ hay không. Điều quan trọng là phải luôn tích cực và thân thiện.

Các cuộc phỏng vấn có thể rất đáng sợ. Nếu bạn không chuẩn bị tốt, căng thẳng và lo lắng có thể dễ dàng xâm chiếm. Dưới đây là danh sách 10 câu hỏi của người phỏng vấn Data Analyst có thể giúp bạn cảm thấy bớt căng thẳng và tự tin hơn.

1. Tại sao bạn muốn trở thành một Data Analyst?

Có rất nhiều vị trí với những vai trò khác nhau trong ngành phân tích dữ liệu . Câu hỏi này giúp người phỏng vấn biết bạn muốn hướng đến vị trí nào. Trả lời câu hỏi này theo phương pháp STAR bằng cách giải thích những lý do chính khiến bạn muốn trở thành Data Analyst cũng như những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc này:

Gợi ý trả lời: “Công việc của Data Analyst là thu thập và phân tích dữ liệu giúp các công ty đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn. Tôi cảm thấy bản thân nhạy bén với các con số, thu thập nhanh các dữ liệu và nghiên cứu thị trường. Tôi quyết định chọn công việc này vì nó phù hợp với những điểm mạnh của tôi. Bên cạnh đó, tôi cảm thấy dữ liệu và nghiên cứu thị trường rất thú vị ”.

2. Bạn thích làm việc trong lĩnh vực nào hơn và tại sao?

Data analyst có thể làm việc trong các lĩnh vực khác nhau như tài chính, tiếp thị, bảo hiểm, truyền thông, chăm sóc sức khỏe, … Hãy giải thích bạn thích lĩnh vực nào và trả lời cụ thể để người phỏng vấn hiểu bạn hơn. Bạn có thể trả lời như sau:

Gợi ý trả lời:“Tôi muốn làm việc như một nhà phân tích tiếp thị (marketing analyst) vì nó phù hợp với kỹ năng và sở thích của tôi. Ngoài ra, tôi thấy rất nhiều công ty trong các ngành công nghiệp lớn tuyển dụng vị trí này. Điều đó giúp tôi có nhiều cơ hội để phát triển hơn trong sự nghiệp của mình.

3. Bạn được đào tạo phần mềm phân tích dữ liệu nào?

Câu hỏi này giúp người phỏng vấn biết các kỹ năng cứng của bạn có đạt tiêu chuẩn hay không và có thể cung cấp insight về lĩnh vực bạn muốn đào tạo thêm. Trong câu trả lời, bạn hãy nói về phần mềm mà bài tuyển dụng nhấn mạnh, bất kỳ trải nghiệm nào với phần mềm đó và sử dụng những thuật ngữ quen thuộc.

Gợi ý trả lời: “Tôi có nhiều kinh nghiệm về phần mềm. Ví dụ, tại công ty hiện tại, tôi thực hiện rất nhiều thuật toán quản lý dữ liệu và khai thác dữ liệu bằng PowerBI hoặc Tableau. Tôi cũng có thể tạo databases trong Access và tạo bảng trong Excel. ”

4. Dự án phân tích dữ liệu khó khăn nhất của bạn là gì?

Với câu hỏi này, người phỏng vấn muốn hiểu sâu hơn về cách bạn tiếp cận và giải quyết vấn đề. Trong câu trả lời, bạn nhớ giải thích sự kiện, hành động, kết quả, tránh đổ lỗi cho người khác và giải thích tại sao dự án này lại khó khăn:

Gợi ý trả lời: “Dự án khó khăn nhất của tôi là về động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tôi phải dự đoán có bao nhiêu loài động vật sống sót đến năm 2020, 2050 và 2100. Trước đó, tôi phải xử lý dữ liệu có sẵn, với các sự kiện đã xảy ra. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu các môi trường sống khác nhau, những động vật ăn thịt và các yếu tố khác nữa. Cuối cùng tôi đưa ra dự đoán và cảm thấy rất tin tưởng với kết quả đó. ”

5. Điểm mạnh giao tiếp của bạn là gì?

Giao tiếp là chìa khóa của bất kỳ vị trí nào. Cụ thể, với vai trò data analyst, bạn sẽ phải trình bày những phát hiện của mình và làm việc với nhóm. Hãy nói về khả năng giao tiếp của bạn với câu trả lời như thế này:

Gợi ý trả lời: “Sức mạnh giao tiếp lớn nhất của tôi là khả năng truyền tải thông tin. Tôi biết cách diễn đạt đơn giản nhưng hiệu quả để ngay cả những người không biết các thuật ngữ chuyên ngành cũng có thể nắm được các khái niệm tổng thể. Tôi nghĩ giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng khi đảm nhận vị trí này, cụ thể là khi trình bày những phát hiện của tôi với mọi người xung quanh. ”

6. Bạn giải quyết những áp lực và căng thẳng như thế nào?

Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là đưa ra ví dụ cụ thể về cách bạn đã làm để giải quyết căng thẳng trong công việc trước đây. Nhờ thế, người phỏng vấn Data Analyst biết được bạn làm việc như thế nào trong những tình huống căng thẳng. Tránh đề cập đến trường hợp bạn tự đặt bản thân vào tình huống áp lực không cần thiết. Thay vào đó, hãy mô tả khoảng thời gian bạn được giao một nhiệm vụ rất khó khăn hoặc được giao nhiều nhiệm vụ:

Gợi ý trả lời: “Tôi thực sự làm việc tốt hơn dưới áp lực và thích làm việc trong môi trường đầy thử thách. Khi áp lực về deadline, tôi có thể hoàn thành một số công việc với chất lượng cao. Ví dụ, tôi đã từng phải hoàn thành ba dự án lớn có deadline cùng một tuần, điều này rất áp lực. Tuy nhiên, bởi vì tôi đã tạo ra một kế hoạch chi tiết bằng cách chia từng dự án thành các nhiệm vụ nhỏ, nên tôi đã hoàn thành cả ba dự án trước thời hạn và tránh những căng thẳng không cần thiết”.

7. Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?

Biết mục tiêu của công ty là gì để nhấn mạnh khả năng của bản thân để giúp họ đạt được. Không thảo luận về các mục tiêu cá nhân ngoài công việc, chẳng hạn như có gia đình hoặc đi du lịch vòng quanh thế giới, khi trả lời câu hỏi này. Thông tin này không liên quan ”.
Thay vào đó, hãy trả lời liên quan đến công việc như thế này:

Gợi ý trả lời: “Mục tiêu dài hạn của tôi liên quan đến việc phát triển cùng với một công ty nơi tôi có thể tiếp tục học hỏi, đảm nhận thêm trách nhiệm và đóng góp nhiều giá trị nhất có thể. Tôi rất thích việc công ty của bạn coi trọng các cơ hội phát triển nghề nghiệp. Tôi muốn tận dụng tất cả những cơ hội này ”.

8. Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?

Khi nói câu này, thực ra, người phỏng vấn muốn hỏi, “Điều gì khiến bạn trở thành người phù hợp nhất với vị trí này?” Câu trả lời của bạn phải là một “lời rao bán hàng” ngắn gọn giải thích những gì bạn phải cung cấp cho nhà tuyển dụng. Trả lời ngắn gọn và tự tin.
Câu trả lời mẫu:

Gợi ý trả lời: “Tôi có kiến thức, kinh nghiệm và khả năng giao tiếp tuyệt vời để trở thành tài sản cho công ty của bạn.”

9. Bạn có câu hỏi nào không?

Khi kết thúc buổi phỏng vấn Data Analyst, hầu hết những người phỏng vấn đều hỏi bạn có bất kỳ câu hỏi nào về công việc hoặc công ty hay không. Bạn nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để chứng tỏ bản thân đã chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, đã suy nghĩ về những điều liên quan đến công ty hoặc tìm hiểu thêm những vai trò của vị trí.

Câu hỏi về vai trò: Đây là cơ hội duy nhất để tìm hiểu thêm về những gì bạn sẽ làm, nếu chưa được đề cập kỹ lưỡng trước cuộc phỏng vấn. Ví dụ:

• Bạn có thể chia sẻ thêm về trách nhiệm hàng ngày của vị trí này không? Một ngày cụ thể sẽ như thế nào?

Câu hỏi về công ty hoặc người phỏng vấn: Đây cũng là cơ hội tốt để hiểu về văn hóa công ty và cách thức hoạt động của công ty.

• Văn hóa và tổ chức công ty như thế nào?

Điều quan trọng là phải chuẩn bị để trả lời hiệu quả các câu hỏi phỏng vấn Data Analyst mà nhà tuyển dụng thường hỏi tại các cuộc phỏng vấn việc làm. Vì những câu hỏi này rất phổ biến, người quản lý tuyển dụng và người phỏng vấn sẽ mong đợi bạn có thể trả lời chúng một cách trôi chảy và không do dự.

Bạn không cần phải ghi nhớ câu trả lời đến mức nói như một con rô bốt, hãy suy nghĩ về những gì bạn sẽ nói khi gặp những câu hỏi trên trong cuộc phỏng vấn. Thực hành với người khác để cảm thấy tự tin hơn khi trả lời những câu hỏi. 

Chúc bạn may mắn nhé!

Nguồn: Internet

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    Xin vui lòng điền vào form dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay cho bạn khi nhận được thông tin:






    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *