Blog

Master Data là gì? So sánh giữa Master Data và Transaction Data

Master Data là gì ?

Master Data là dạng dữ liệu có mức độ tĩnh cao, có nghĩa là nó hiếm khi thay đổi và hầu hết có giá trị dài hạn. Vì Master Data được sử dụng bởi nhiều phòng ban của công ty nên nó rất liên quan đến tất cả các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp. Nó chính là một trong những tiêu chí được sử dụng trong quá trình thống kê và đánh giá dữ liệu. Master Data là chìa khóa, cốt lõi của tổ chức.

Định nghĩa của Gartner

Master data là tập hợp các định danh thống nhất và các tính chất mở rộng. Và nó mô tả các thực thể cốt lõi của doanh nghiệp bao gồm người tiêu dùng, nhà cung cấp, công ty bán hàng, sơ đồ account,…

Định nghĩa củaPhilip Russom

Master data là các định nghĩa nhất quán trong toàn bộ công ty, tổ chức (Khách hàng, mặt hàng,…). Và các dữ liệu về các thực thể này được quản lý trên 1 bộ máy công nghệ nội dung tổng thể của tổ chức, thậm chí vượt ngoài phạm vi công ty.

Định  nghĩa của echnopedia

Một mô tả rõ ràng về Master data gồm dữ liệu nội dung khách hàng, hàng hóa,… Loại dữ liệu này được coi là dữ liệu chính khác với các dữ liệu của giao dịch. Các dữ liệu chính được dùng liên tục và nhất quán trong các giao dịch có sự liên quan trên toàn bộ máy. Và phụ thuộc vào các thông tìn này để phân tích hành vì khách hàng, cài đặt danh bạ hoặc tiến hành nghiên cứu ở tầm cao.

Trong quy mô của một công ty

Master data thường sẽ được công ty chi rất nhiều tiền để có khả năng tiến hành lưu trữ, phân tích.

Trong khối dữ liệu này của mỗi công ty thường sẽ bao gồm các tài liệu cực kì quan trọng như: nội dung của doanh nghiệp, các thông tin tài chính, danh sách đơn hàng, danh sách khác hàng tiềm năng, công thức sản xuất kinh doanh và các bản báo cáo không giống nhau về lợi nhuận được share với những cá nhân hoặc tổ chức lớn có chuyên môn để đảm bảo sự đồng nhất.

Ví dụ về Master Data

Master Data là tập hợp các thông tin về các đối tượng đó như: thông tin về sản phẩm, nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, địa lý. Ví dụ:

  • Ví dụ 1: Đối với thông tin khách hàng thì không chỉ có mỗi tên khách hàng, mà còn bao gồm nhiều thông tin khác như:
    • Tên khách hàng
    • Địa chỉ
    • Số điện thoại
    • Email
    • Sinh nhật
  • Ví dụ 2: Master Data liên quan đến sản phẩm bao gồm:
    • Số hiệu
    • Tên sản phẩm
    • Vị trí trong kho
    • Nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất
  • Ví dụ 3: Một hệ thống ERP điển hình sẽ có ít nhất danh sách dữ liệu Customer Master, Item Master và Account Master. Dữ liệu tổng thể này thường là một trong những tài sản quan trọng của một công ty. Trên thực tế, không có gì lạ khi một công ty được mua lại chủ yếu để truy cập vào dữ liệu Master của khách hàng.

Tất nhiên, không chỉ có một sản phẩm mà còn nhiều sản phẩm khác. Việc duy trì tổng quan về toàn bộ phạm vi sản phẩm phụ thuộc vào Master Data có chính xác không. Tuy nhiên, nếu dữ liệu đã lỗi thời và không chính xác, điều này sẽ dẫn đến các quy trình nghiệp vụ bị lỗi và không hiệu quả. Khi ta xây dựng được 1 bộ Master Data chuẩn, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếmtra cứu thông tin, hỗ trợ việc đồng bộ và nhất quán dữ liệu, cũng như tiết kiệm thời gian nhập liệu.

Transaction Data là gì?

Transaction Data là dạng dữ liệu động, được sử dụng bởi các phòng ban cụ thể và liên quan đến các giao dịch của doanh nghiệp. Mức độ liên quan của nó được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với các số liệu thống kê đã đề cập, Transaction Data cung cấp các dữ kiện đằng sau các tiêu chí của Master Data. Ngoài ra, Transaction Data là dạng dữ liệu phụ thuộc vào Master Data. Không thể có bất kỳ Transaction Data nào nếu không có Master Data. Vậy nên, Transaction Data thường được đổi mới và thay thế.

Ví dụ về Transaction Data

Transaction data là dữ liệu về 1 giao dịch cụ thể ví dụ như yêu cầu thanh toán, mua hàng.

  • Ví dụ 1: Khi bạn muốn đặt thành công một đơn hàng, bạn sẽ có mã đơn hàng riêng để theo dõi đơn hàng.
  • Ví dụ 2: Khi bạn mua một món hàng, dữ liệu về giá cả, khuyến mãi, phương thức thanh toán là Transaction Data bởi vì loại dữ liệu này thường xuyên thay đổi. Cụ thể: Giá của mặt hàng A có thể là $5 ngày hôm nay, dự báo là $8 vào ngày mai.

Ví dụ 3: Khi bạn cần chứng từ điện tử cho yêu cầu, chứng từ sẽ có mã số riêng.

Sự khác nhau giữa Master Data Và Transaction Data

Cả Master Data và Transaction Data đều có thuộc tính duy nhất. Dữ liệu của Master là dữ liệu tĩnh trong khi dữ liệu giao dịch là dữ liệu động. Quản lý dữ liệu chủ và dữ liệu giao dịch rất quan trọng đối với các tổ chức hiện đại, phức tạp.

Sự khác biệt chủ yếu giữa Master Data và Transaction data chính là:

Master Data là dữ liệu đại diện cho người, địa điểm hoặc những thứ có liên quan đến một tổ chức/ doanh nghiệp.

Trong khi đó, Transaction Data là dữ liệu được sử dụng bởi Master Data. Cả Master Data và Transaction Data đều có thuộc tính riêng biệt. Master Data là dữ liệu dạng tĩnh (static data), còn Transaction Data là dữ liệu động (dynamic data).

Sự khác biệt giữa hai loại dữ liệu này được  tóm gọn lại theo bảng bên dưới:

Nguồn:

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    Xin vui lòng điền vào form dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay cho bạn khi nhận được thông tin:






    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *