Blog

Top 8 biểu đồ sử dụng nhiều nhất trong Power BI

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng gặp vấn đề về việc chọn loại biểu đồ nào là phù hợp nhất nhằm trực quan hóa bộ dữ liệu mà chúng ta đang có. Nến chọn đúng biểu đồ sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn chính xác nhất về câu chuyện mà dữ liệu mang lại, từ đó đưa ra được quyết định sáng suốt.

PowerBI là một công cụ kinh doanh thông minh mạnh mẽ được phát triển bởi Microsoft, đơn giản và thân thiện với người dùng, nó cũng được tích hợp nhiều tùy chọn trực quan.

>>>Đọc thêm:

KHOÁ HỌC PHÂN TÍCH DỮ LIỆU POWER BI TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO 
LỘ TRÌNH TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU DATA ANALYST

1. Pie Chart

Là biểu đồ thể hiện các thành phần của toàn bộ dữ liệu qua các lát. Mỗi lát cảu biểu đồ hình tròn được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm và tổng của tất cả các phần phải bằng 100%. Nó có thể được sử dụng chỉ với một bộ dữ liệu.

Ví dụ: Thể hiện phần trăm doanh thu bán hàng giữa các chi nhánh khác nhau.

Biểu đồ hình tròn có ích khi xử lý dữ liệu phân loại. Hãy chắc chắn rằng bạn có dữ liệu cần thiết phản ánh loại biểu đồ này.

2. Bar Chart

Bar Chart là một dạng biểu đồ gồm các cột riêng biệt, mỗi cột thể hiện giá trị cụ thể của một đối. Các giá trị này cũng có thể là giá trị âm.

Biểu đồ bar chart thường có hai trục: một trục là đối tượng/yếu tố cần được phân tích, trục còn lại là thông số của các đối tượng.

Biểu đồ hình cột thường được biểu diễn theo cột nằm dọc hoặc nằm ngang. Nhưng dù được biểu diễn theo hình thức nào đi nữa, cách viết và phân tích số liệu cũng không thay đổi.

Nó thích hợp được xử dụng khi bạn muốn so sánh giá trị giữa các đối tượng với nhau.

Hạn chế của biểu đồ này là không được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa các dữ liệu đó.

3. Line Chart

Line Chart (Biểu đồ đường) được tạo nên bởi các đường thẳng nối giữa các điểm giá trị của một đối tượng với nhau. Nó thể hiện các giá trị chính xác của dữ liệu được vẽ.

Biểu đồ đường chỉ nên được sử dụng cho chuỗi thời gian hoặc để đo xu hướng trong một thời gian như: ngày, tháng, năm,..

4. Combo chart

Biểu đồ là sự kết hợp giữa hai biểu đồ, thường là kết hợp giữa biểu đồ Cột & Biểu đồ đường để hiển thị các điểm dữ liệu khác nhau trong đó chúng ta có thể so sánh một điểm dữ liệu với điểm dữ liệu khác.

Loại biểu đồ này thích hợp để sử dụng khi:

  • Bạn có biểu đồ đường và biểu đồ đường có cùng trục X
  • Khi bạn muốn so sánh nhiều biện pháp với các phạm vi giá trị khác nhau
  • Minh họa mối tương quan giữa hay biện pháp trong một hình ảnh
  • Kiểm tra xem một biện pháp có đáp ứng mục tiêu được xác định bởi một biện pháp khác không

Ví dụ: Khi bạn muốn so sánh Giá trị bán hàng hàng tháng với Giá trị chi phí hàng tháng. Nhược điểm của biều đồ này là thường khó kết hợp.

5. Area Chart

Area Charts được tạo nên bởi biểu đồ đường mà ở khoảng trống giữa biểu đồ đường và trục hoành được tô kín bởi một màu sắc nào đó. Nó nhấn mạnh đến mức độ thay đổi theo thời gian và chú trọng tới cái nhìn bao quát về xu hướng của một đối tượng chứ không cần hiển thị giá trị chính xác.

Loại biểu đồ này thường được sử dụng khi bạn cần nhìn nhận và so sánh quy mô, xu hướng của từng đối tượng theo thời gian, đưa ra những dự đoán trong tương lai để dễ dàng lập kế hoạch và ra quyết định.

Ví dụ: Thể hiện sự tăng giảm, độ biến động về tổng lợi nhuận theo thời gian. Dự đoán xem xu hướng lợi nhuận sẽ tăng hay giảm trong tương lai

Nhược điểm của loại biểu đồ này là khi có quá nhiều đối tượng được thể hiện trên biểu đồ sẽ khiến chúng ta rất khó quan sát do các hình bị chồng chéo lên nhau.

6. Gauge charts

Biểu đồ này được sử dụng để hiển thị tiến trình hướng tới một mục tiêu cụ thể, tức là nó giúp hiển thị mục tiêu đã được hoàn thành được bao nhiêu. Nó thể hiện các KPI ví dụ như mục tiêu doanh số hàng năm của một công ty.

Cái giá trị tối thiểu (ngoài cùng bên trái) và giá trị tối đa ( ngoài cùng bên phải) đã được xác định trước, đường ở giữa thể hiện khoảng cách tiến tới mục tiêu của mình

Biểu đồ này thích hợp được dùng khi:

  • Muốn theo dõi mức độ hoàn thành của một mục tiêu
  • Đại diện cho thước đo tỉ lệ phần trăm, giống như KPI
  • Cho thấy sức khỏe của 1 giải pháp
  • Hiển thị những thông tin có thể hiểu nhanh chóng

7. Funnel Chart

Biểu đồ này có hình giống như một chiế phễu, được sử dụng để hiển thị quá trình dẫn đến chuyển đổi. Nó là một lựa chọn tốt khi dữ liệu là tuần tự và khi giai đoạn đầu tiên có giá trị khác nhiều hơn so với giai đoạn cuối.

8. Scartter charts

Scartter charts luôn bao gồm hai trục giá trị để hiển thị một bộ dữ liệu số dọc theo trục ngang và một bộ giá trị số khác dọc theo trục dọc. Biểu đồ hiển thị các điểm tại giao điểm của giá trị số x và y, kết hợp các giá trị này thành các điểm dữ liệu duy nhất.

Các điểm dữ liệu này có thể được phân phối đều hoặc không đều trên trục ngang, tùy thuộc vào dữ liệu.

Scartter charts có thể giúp hiển thị mối quan hệ giữa hai biến cho một tập hợp dữ liệu. Biểu đồ phân tán có thể giúp xác định mối tương quan cho dù dương (cả hai biến di chuyển cùng hướng), âm (cả hai biến di chuyển ngược chiều) hay không có tương quan (không có mối quan hệ giữa các biến).

Ví dụ, biểu đồ phân tán có thể được sử dụng khi đo lường mối tương quan giữa thu nhập của nhân viên và hạnh phúc của họ.

Power BI cung cấp rất nhiều công cụ để trực quan hóa dữ liệu, để hiểu hết cách sử dụng Power BI và làm chủ được nó, hãy tham gia khóa học về Trực quan hóa của trung tâm nhé.

KHOÁ HỌC PHÂN TÍCH DỮ LIỆU POWER BI TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO 

LỘ TRÌNH TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU DATA ANALYST

Nguồn: Internet

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    Xin vui lòng điền vào form dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay cho bạn khi nhận được thông tin:






    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *