Theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, Kinh tế số là được hiểu đó là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Vậy vai trò của nền kinh tế số là gì?
Mục lục
1. Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số (tiếng Anh: Digital transformation, viết tắt DT) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề.
Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ Internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn.
Chuyển đổi số không chỉ tác động đến những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn tác động đến những nhóm đối tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối tác, nguồn nhân lực, kênh phân phối,…
Với việc tác động khá toàn diện vào đời sống hiện nay, khái niệm chuyển đổi số được sử dụng khá bừa bãi, điều này khiến khái niệm chuyển đổi số bị nhầm lẫn với những khái niệm khác như số hóa và ứng dụng số hóa (digitalization).
2. Kinh tế số là gì?
Theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, Kinh tế số là được hiểu đó là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.
Về bản chất, chúng ta có thể thấy đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng ngày những biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở bất cứ đâu trong đời sống như các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về ăn uống, vận chuyển, giao nhận,… cũng tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng. Nhưng nếu xét ở tầm vĩ mô hơn thì kinh tế số cũng có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi công nghệ toàn cầu và tạo ra các giá trị về kinh tế lớn thúc đẩy phát triển đất nước.
3. Đặc điểm của kinh tế số
Kinh tế số có thể được tập hợp trong 3 quá trình xử lý chính đan xen với nhau bao gồm:
+ Xử lý vật liệu
+ Xử lý năng lượng
+ Xử lý thông tin
Trong đó, có thể thấy việc xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và cũng là lĩnh vực dễ số hóa nhất. Tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của công nghệ thông tin và Internet giúp kết nối hóa các nguồn lực, lược bỏ nhiều khâu trung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu. Có thể dựa trên khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực.
4. Vai trò của kinh tế số
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại nhiều sự thay đổi cơ bản về kinh tế, xã hội trên toàn cầu. Sự bùng nổ và phổ biến của internet và các công nghệ kỹ thuật số đã mang lại nhiều cơ hội cho giới trẻ để tham gia và kết nối vào thị trường kinh tế số, nơi mà các rào cản của thị trường là nhỏ hơn, với rất nhiều cơ hội để tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức với các cộng đồng có chung lợi ích và mang lại hợp tác trong các dự án sản xuất cùng nhau
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN với hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao. Tính đến cuối năm 2020, cả ba nhà mạng điện thoại di động lớn trong nước là Viettel, VNPT và Mobifone đều đồng loạt công bố vùng phủ sóng, chính thức thử nghiệm kinh doanh dịch vụ 5G, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận công nghệ này, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số. Quan trọng hơn, không như các công nghệ trước đây hầu hết phải nhập khẩu,Việt Nam đã dần làm chủ và sản xuất được các thiết bị 5G, một bước tiến mang ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển viễn thông – công nghệ thông tin của quốc gia.
Trên thực tế chúng ta có thể thấy, kinh tế số đã mang lại rất nhiều ưu thế cho các công ty, tập đoàn lớn trên toàn cầu. Cụ thể, các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đều ít nhiều có liên quan tới những nền tảng số, kinh tế số (Google, Apple, Amazon, Microsoft hay Alibaba). Những ưu điểm nổi bật nhất trong những thế mạnh mà kinh tế số mang lại có thể kể tới: tăng trưởng thương mại điện tử; thúc đẩy người dùng sử dụng in-ternet và phát triển hệ thống hàng hóa và dịch vụ kinh tế số. Ngoài ba ưu điểm này, phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế số còn bảo đảm tính minh bạch cần hiểu rằng, minh bạch là một trong những điểm mạnh của kinh tế số được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, nhờ đó, gián tiếp làm giảm lượng tiền tham nhũng thông qua các hoạt động trực tuyến minh bạch, giúp kiểm soát tốt nền kinh tế hơn.
Đối với Việt Nam, kinh tế số có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp vào chuỗi công nghệ toàn cầu. Trong nền kinh tế số, các doang nghiệp buộc phải đổi mới quy trình sản xuất – kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động. Nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) được xem là hạt nhân của chuyển đổi số, được đánh giá là phần quan trọng nhất của nền kinh tế số lõi (Core Digital Economy). Việc phát triển tốt nền tảng này sẽ góp phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tiến lên phát triển nhanh chóng, bền vững.
5. Tổng quan kinh tế số ở Việt Nam
Phát triển kinh tế số được nhiều quốc gia xem như là một xu thế tất yếu của cuộc CMCN 4.0. Trong những năm gần đây, mô hình kinh tế số cũng đang rất phát triển tại Việt Nam, đóng góp rất lớn vào tốc độ phát triển kinh tế chung của cả nước. Đặc biệt nhất là các mô hình cung cấp dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông, chia sẻ nơi lưu trú, mua bán hàng online, ví tiền điện tử, các dịch vụ truyền hình có trả tiền… Đã có nhiều ứng dụng có thể cài trên điện thoại, giúp người sử dụng có thể gọi xe ô tô, xe máy, giao – nhận hàng, đặt vé máy bay, đặt đồ ăn, thuê phòng lưu trú, thuê gia sư, thuê giúp việc, thuê dịch vụ sửa chữa các thiết bị trong gia đình,… thậm chí người dùng cũng có thể kết nối bác sĩ chăm sóc sức khoẻ tại nhà. Việt Nam có lợi thế về dân số đông, hệ thống chính trị ổn định, lại là người đi sau nên càng có nhiều tiềm năng cho nền kinh tế số phát triển.
Nhận thức tầm quan trọng của nền kinh tế số, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm, sớm có nhiều chủ trương, giải pháp thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi sang nền kinh tế số. Các chủ trương này được thể hiện trong các văn bản như: Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26/5/2016 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0. Tháng 8/2018, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử được thành lập do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Chủ tịch Ủy ban; Nghị quyết số 52/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Nghị quyết số 52-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2025 nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 20% GDP; Quyết định số 749/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Việt Nam thuộc nhóm ít các nước trên thế giới sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia, chiến lược về một quốc gia số. Với mục tiêu rất cao mà Chương trình đề ra, cần phải quyết liệt phấn đấu mới thực hiện được như: Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; năm 2030 chiếm 30% GDP; 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử vào năm 2025 và đến năm 2030 là 80% dân số.
Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nhất trí thông qua Nghị quyết của Đại hội, khẳng định rõ, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2020”, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức hai con số, dẫn đầu khu vực cùng với Indonesia. Nền kinh tế số tại Việt Nam từ 3 tỷ USD năm 2015 đã tăng lên 12 tỷ USD vào năm 2019 và 14 tỷ USD năm 2020. Dự kiến đến năm 2025 bứt phá lên 52 tỉ USD, bao gồm các lĩnh vực: Thương mại điện tử (TMĐT), du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ.
TMĐT đã góp phần đáng kể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Theo báo cáo TMĐT năm 2020, doanh thu TMĐT B2C tăng trưởng giai đoạn 2015 – 2019 luôn ở hai con số với mức tăng trưởng trung bình cả giai đoạn là 25,4%, quy mô doanh thu năm 2019 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2015.
Các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam luôn chiếm thị phần lớn. Theo số liệu báo cáo Bảng xếp hạng các doanh nghiệp TMĐT hàng đầu tại Việt Nam do iPrice insights cập nhật vào ngày 03/03/2020 cho thấy, Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website, đạt trung bình 38 triệu lượt/tháng. Theo sau lần lượt là Thegioididong với 28 triệu lượt/tháng, Sendo với 27,2 triệu lượt/tháng, Lazada với 27 triệu lượt/tháng và Tiki với 24,5 triệu lượt/tháng. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các doanh nghiệp TMĐT trong nước đều phải mua giao diện lập trình ứng dụng (API) của Google để có thông tin về khách hàng của mình.
Đại dịch Covid-19 đã phần nào thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế số đi nhanh hơn. Việt Nam đã phát triển nhiều phương thức trực tuyến trong điều hành, làm việc, đào tạo của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, trường học,… Hiện nay, phổ biến nhất trong các doanh nghiệp đó là số hóa trong lưu trữ, xử lý dữ liệu từ sản xuất đến đưa sản phẩm ra thị trường. Mạng lưới 5G của Việt Nam cũng đang thử nghiệm, dự kiến bắt đầu triển khai từ năm 2021.Tại Việt Nam, mức giá cước dịch vụ Internet vừa phải, cước dịch vụ internet băng thông rộng cố định ở mức thấp nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cùng với đó, thương mại điện tử, giao dịch kinh tế không dùng tiền mặt ngày càng phát triển tại Việt Nam, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt, ứng dụng các công cụ của kinh tế số cũng như quá trình thực hiện Chính phủ điện tử được triển khai nhanh và quyết liệt hơn.
Tóm lại, Ở đây chúng ta đã hiểu về kinh tế số là gì? Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời sau khi tham khảo bài viết trên đây. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm các khóa học bổ sung thêm kiến thức để tự tin đi xin việc thì truy cập vào Indaacademy.vn để tham khảo thêm nhé.
Lộ trình đào tạo trở thành Data Analyst tại INDA bao gồm:
- Kiến thức về ngôn ngữ truy vấn SQL và công cụ SQL Server
- Biết biểu diễn trực quan hóa dữ liệu với Power BI
- Kiến thức về Data Model
Không thể phủ nhận được rằng Data Analyst dường như đang trở thành xu hướng nghề trong thời đại mới, khi mà các nhà phân tích dữ liệu được các doanh nghiệp, công ty lớn săn đón. Với chút chia sẻ về nghề phân tích dữ liệu, INDA hi vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về công việc cũng như định hướng của mình.
Nguồn: Internet