Blog

Xây dựng báo cáo và KPI cho ngành bán lẻ (Retail Analytics Dashboards)

1. Giới thiệu về Retail Analytics Dashboards

Báo cáo bán lẻ (Retail report) là một công cụ theo dõi và phân tích dữ liệu báo cáo các chỉ số liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ. Nhiều báo cáo hiển thị các chỉ số tóm tắt cũng như các hình ảnh trực quan để giúp bạn hiểu ý nghĩa của dữ liệu. Dữ liệu của thế kỷ 21 giống như dầu mỏ của thế kỷ 18, một loại hàng hóa rất có giá trị và chưa được khai thác tối ưu. Chúng ta đang ở trong nền kinh tế kỹ thuật số, nơi dữ liệu có giá trị hơn bao giờ hết.

Các báo cáo tự động có thể bao gồm dữ liệu về doanh số bán hàng và lợi nhuận, tồn kho, lưu lượng truy cập và thậm chí cả hiệu suất của nhân viên. Thông thường, bạn có thể cá nhân hóa báo cáo bán lẻ của mình để hiển thị thông tin quan trọng nhất. Báo cáo bán lẻ cũng có thể truy cập được từ nhiều thiết bị khác nhau, cho phép chủ doanh nghiệp quản lý từ xa các cửa hàng bán lẻ của họ.

2. Lợi ích của xây dựng báo cáo bán lẻ

Các nhà bán lẻ thuộc mọi quy mô nên xem xét sử dụng báo cáo bán lẻ tự động, đặc biệt là vì công nghệ ngày nay cho phép ngay cả những người bán độc lập thiếu kinh nghiệm cũng có thể truy cập nhiều tính năng nâng cao. Và trong thế giới dựa trên dữ liệu ngày nay, nếu bạn không chú ý đến các chỉ số, bạn sẽ nhanh chóng tụt lại phía sau. Dưới đây là một số lý do tại sao bất kỳ nhà bán lẻ nào cũng yêu cầu các báo cáo tự động:

  • Tiết kiệm thời gian làm báo cáo của nhân sự
  • Kiểm soát, so sánh các số liệu từ đa kênh: Facebook ads, Google ads, hiệu quả từ các sàn TMĐT.
  • Theo dõi tiến độ KPI
  • Nắm bắt Insight dữ liệu

3. Giải pháp phân tích dữ liệu Power BI

Bộ tính năng của Power BI giúp bạn tự tin hơn khi ra quyết định dựa trên số liệu:

  • Kết nối nhiều nguồn dữ liệu: Kết nối trực tiếp với nguồn dữ liệu từ Marketing & Sales phổ biến tại VN để kéo dữ liệu tự động.
  • Trực quan hóa dữ liệu: trực quan hóa số liệu từ bảng sang biểu đồ một cách dễ dàng bằng việc kéo thả vô cùng dễ dàng và nhanh chóng.
  • Dễ dàng chia sẻ báo cáo: Đặt lịch gửi báo cáo qua email định kỳ, chia sẻ cho tài khoản khác trên nhiều thiết bị khác nhau.
  • Phân tích số l
  • Phân tích số liệu chuyên sâu: Bộ hàm & công thức của Power BI giúp tạo ra các trường dữ liệu mới phục vụ mục đích phân tích chuyên sâu

4. Giới thiệu các mẫu báo cáo bán lẻ

4.1 Báo cáo doanh số

Doanh thu là một nguồn khoản thu giúp doanh nghiệp có thể chi trả những phát sinh liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ như chi phí thuê địa điểm hoạt động, nộp phí và lệ phí, thuế cho cơ quan nhà nước. Doanh thu là một khoản giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp ở những năm tháng tiếp theo hay còn gọi là vốn xoay vòng thúc đẩy quá trình tái hoạt động ở thời gian tới. Doanh thu có tầm ảnh hưởng to lớn đến quá trình bắt đầu cũng như khi hoạt động, đây cũng là phần vốn để các chủ thể có thể phát triển các hoạt động kinh doanh ở quy mô lớn hơn

Lợi nhuận là một cách đánh giá khách quan về tình hình của doanh nghiệp. Nó là một số liệu hữu ích trong việc cho biết doanh nghiệp có đang “kiếm tiền” tốt hay không và liệu doanh nghiệp có đang thu nhiều hơn chi hay không.

Giá trị đơn hàng TB: Đây là chỉ số giúp doanh nghiệp bán lẻ nhận định rõ ràng về khoản ngân sách mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm của cửa hàng. Chỉ số này giúp nhà quản lý bán lẻ đánh giá hiệu quả của các hoạt động liên quan tới:

  • Chính sách giá. AST thấp thể hiện rằng các hoạt động upsell, cross-sell, bán bundle chưa tốt, hoặc cửa hàng chưa có biện pháp hữu hiệu để thuyết phục khách hàng chi trả cao hơn so với mức ngân sách dự kiến của họ.
  • Chính sách phát triển sản phẩm. AST cho phép doanh nghiệp nhận định về thói quen mua sắm của khách hàng: mua 1 lần nhiều hay ít sản phẩm? Tập trung vào các sản phẩm giá trị thấp hay cao?

4.2 Báo cáo tăng trưởng

%Tăng trưởng: Cách tốt nhất để biết được mức độ tăng trưởng của một doanh nghiệp bán lẻ là so sánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm nay với các năm trước đó. Chỉ số này cho phép doanh nghiệp đánh giá hoạt động kinh doanh của mình, từ đó đưa ra những thay đổi phù hợp.

Profit Margin – Biên lợi nhuận: chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến để so sánh tiềm lực tài chính giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một lĩnh vực. Theo đó, doanh nghiệp nào có Profit Margin càng cao thì có thể đưa ra nhận định rằng doanh nghiệp đó có lãi và kiểm soát chi phí tốt hơn so với các doanh nghiệp còn lại.

Doanh thu/Lợi nhuận theo sản phẩm/kênh bán: theo dõi tình hình của các nhóm hoạt động tốt nhất và kém nhất để đưa ra các quyết định phù hợp

4.3 Báo cáo sản phẩm tồn kho

Hàng tồn kho là sản phẩm được doanh nghiệp giữ lại để bán ra sau cùng nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh luôn diễn ra ổn định. Bên cạnh đó, hàng tồn kho còn là một tài sản có giá trị ngắn hạn của doanh nghiệp. Không chỉ đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, hàng tồn kho còn có nhiều ý nghĩa như:

  • Đảm bảo khả năng cung ứng của doanh nghiệp
  • Đảm bảo quá trình sản xuất đúng tiến độ
  • Giảm chi phí đặt hàng

Tỉ trọng bán hàng on/offline: Đây là một chỉ số mới, dành cho những doanh nghiệp áp dụng bán hàng tại cả hai kênh trực tiếp và trực tuyến. Bằng cách theo dõi những phân tích số liệu trên kênh bán hàng trực tuyến, nhà quản lý bán lẻ có thể nhận định được lượng khách hàng và lượng giao dịch phát sinh trực tuyến tại những khu vực có đặt cửa hàng bán lẻ; từ đó đánh giá về tỷ trọng bán hàng giữa hai kênh. Tỷ trọng này giúp doanh nghiệp điều tiết cả hai kênh bán hàng sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và xu thế của thị trường.

Số ngày hết hàng dự kiến: theo dõi để đưa ra phương án nhập hàng kịp thời, chính xác

Ngày sản phẩm hết hạn sử dụng: cần phải được cân nhắc khi đưa đến tay khách hàng, tùy vào số ngày còn lại để đưa ra các chiến lược hợp lí: 

  • Chương trình khuyến mại (chiết khấu, sử dụng làm sản phẩm tặng khi mua sản phẩm khác)
  • Làm ký gửi hàng hóa, tìm cộng tác viên để “đẩy” tồn kho (ký hợp đồng với cộng tác viên)
  • Nghiên cứu các thị trường khác: chuyển hàng hóa đến thị trường khác
  • Làm các hoạt động marketing như sampling cho người tiêu dùng (tùy trường hợp cụ thể)
  • Thu hàng cận date về tái sản xuất thực phẩm (nếu có thể)

4.4 Báo cáo khách hàng

Tỉ trọng khách lẻ và thành viên: số lượng khách hàng/khách thông thường (có thể là vãng lai) trên tổng số lượng khách hàng

Giao dịch bằng tiền mặt/chuyển khoản

Top các khách hàng quan trọng: những khách hàng có khối lượng mua hàng lớn nhất của doanh nghiệp. từ đó đưa ra các phương án chăm sóc và ưu đãi hợp lí đối với nhóm khách hàng quan trọng này

Lượt mua theo buổi: theo dõi thời điểm khách hàng mua hàng nhiều nhất từ đó đưa ra các phương án phù hợp về sản phẩm và nhân sự cho cả nền tảng online và offline

Tỉ lệ khách nam/nữ: số lượng các khách nam nữ đến/truy cập cửa hàng, cần theo dõi để đưa ra các cách trưng bày, chiến lược quảng cáo sản phẩm phù hợp cho các giới tính. Nam giới có xu hướng thuộc nhóm người thực tế, tiếp cận dựa trên logic, tiện dụng và cần thiết thay vì cảm xúc. Để họ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình, thương hiệu buộc phải đưa ra những lý do, dẫn chứng thuyết phục rằng tại sao họ nên mua. Tiếp cận tới những điểm họ cần một cách nhanh chóng, tập trung vào sản phẩm và sử dụng các câu chủ động để chuyển tải giá trị. Trong khi đó, phụ nữ chủ yếu là người mua sắm theo cảm xúc. Để tiếp cận và thu hút phụ nữ, bạn sẽ phải tạo ra những trải nghiệm mua sắm tác động trực tiếp tới cảm xúc và gây ấn tượng với họ. Một cách tiếp cận thiên về chia sẻ chức năng có thể thất bại nhanh chóng. Phụ nữ muốn hiểu thêm về bạn, thương hiệu của bạn, phong cách của sản phẩm bạn đang bán và cảm xúc mà sản phẩm đem lại cho họ

1BS Analytics là giải pháp tổng quan được sử dụng để phân tích, theo dõi và báo cáo dữ liệu của công ty trong thời gian thực. Nếu bạn quan tâm bạn có thể tham khảo tại đây

    Xin vui lòng điền vào form dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay cho bạn khi nhận được thông tin:


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *