Blog

Xây Dựng Báo Cáo & KPI Cho Ngành Thương Mại Điện Tử (Ecommerce)

Khi nói đến việc vận hành một cửa hàng trực tuyến thành công, có rất nhiều điều cần theo dõi. Từ các chỉ số cơ bản như doanh thu hoặc số lượng đơn đặt hàng, cho đến thông tin chi tiết hơn như phản hồi của khách hàng, đơn giản là không có một công cụ phân tích thương mại điện tử nào có thể bao quát tất cả.

Như nhiều nhà bán lẻ trực tuyến đang tìm hiểu, giải pháp có thể là thiết lập một báo cáo tự động dành riêng cho các trang web thương mại điện tử, chứa các chỉ số và dữ liệu khác nhau mà bạn cần theo dõi thường xuyên, có thể giúp bạn phát hiện xu hướng hoặc bất kỳ vấn đề nào với cửa hàng có thể cần sự can thiệp của bạn.

Dưới đây là các mẫu báo cáo tự động về thương mại điện tử (Ecommerce) để tham khảo.

1. Báo cáo doanh thu 

Doanh thu là toàn bộ phần tiền thu được trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ của một cá nhân, tổ chức. Dựa vào doanh thu thực tế có thể xây dựng bảng báo cáo doanh thu cho cá nhân, tổ chức đó. Doanh thu của một doanh nghiệp phản ánh quy mô và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp đó. Đây là cơ sở bù đắp chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiến hành nộp thuế cho Nhà nước. Doanh thu là giai đoạn cuối cùng trong quá trình luân chuyển vốn và nó tạo tiền đề cho quá trình tái sản xuất tiếp theo.

Doanh thu thuần – Net Revenue”. Đây là khoản tiền doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa dịch vụ sau khi đã khấu trừ các loại thuế (thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…), các loại giảm giá (chiết khấu thương mại, giảm giá)…

Doanh thu chưa trừ hủy: Doanh thu chưa trừ những giá trị của các đơn hàng bị hủy.

Doanh thu theo sàn: doanh thu từ các sàn TMĐT khác nhau (Shopee, Tiki, Sendo, …)

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate): Conversion rate là khái niệm nhằm chỉ ra độ HIỆU QUẢ của website thông qua các hành vi mà khách hàng thực hiện. Ví dụ: website của bạn nhận được 2000 khách hàng truy cập trong một tháng và có 200 khách hàng đăng ký nhận tư vấn. Tỷ lệ chuyển đổi sẽ là 200/2000 hay 10%. Sự chuyển đổi có thể là bất kì hành động nào của khách hàng mà doanh nghiệp mong muốn họ thực hiện. Nó có thể là tỉ lệ người đăng ký nhận tư vấn/người truy cập website. Đó cũng có thể là tỉ lệ người bấm mua hàng/người truy cập web. Mỗi mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra sẽ có một conversion rate riêng. Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi cho phép bạn đo hiệu suất của website trong việc:

  • Nắm bắt được đang có bao nhiêu phần trăm người dùng đang hoàn thành các mục tiêu bạn đặt ra.
  • Đánh giá sự thành công của một website và xác định các phần nên được cải thiện.

Tỉ lệ hủy (Cancel rate): Tỉ lệ các đơn hàng bị hủy/tổng số đơn hàng có thể do khách hàng, hệ thống hoặc chính người bán. Theo dõi để cải thiện chất lượng sản phẩm, chất lượng các khâu bán hàng nhằm giảm tỷ lệ hủy đơn thấp nhất có thể.

2. Báo cáo chi phí

Chi phí là các hao phí về nguồn lực để có thể đạt được một mục tiêu cụ thể. Có thể hiểu chi phí là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế ( giao dịch, sản xuất…). Hoặc kinh doanh, buôn bán nhất định. Trong kinh doanh TMĐT, có một số đầu chi phí mà doanh nghiệp cần chú ý đến như:

Chi phí vận chuyển – shipping cost: Cần linh hoạt, áp dụng nhiều phương thức vận tải khác nhau để giúp tối ưu hóa chi phí và tiết kiệm thời gian. Vì phần lớn trên thị trường hiện nay, vận tải đường bộ vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất, vì chúng có mức phí khá thấp và vận chuyển được nhiều loại hàng hóa khác nhau. Thế nhưng nếu biết cách kết hợp nhiều loại hình vận tải thì sẽ giúp tiết kiệm được chi phí hơn.

Chi phí voucher – voucher cost, Chi phí giảm giá – discount cost: chi phí mà doanh nghiệp dành ra để chạy các chương trình khuyến mãi hay tặng voucher mục đích chính nhằm để kích cầu và tăng độ nhận diện sản phẩm. Khác với discount – giảm giá cho tất cả người mua, voucher lại dành cho những khách hàng đặc biệt ví dụ như khách hàng thân thiết, hay khách hàng đã đạt đến 1 mức mua sắm nào đó.

Chi phí đặt giá thầu từ khóa – keyword bidding cost: Giá thầu là một trong những yếu tố quyết định thứ hạng quảng cáo, bạn cần có chiến lược để xác định giá thầu một cách hợp lí nhất để giúp công việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi hơn mà không cần phải bỏ chi phí quá lớn. Tuy nhiên, để xác định được giá thầu của từ khóa sao cho phù hợp là một điều không hề dễ dàng, bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các công cụ.

3. Báo cáo tồn kho

Hàng tồn kho là sản phẩm được doanh nghiệp giữ lại để bán ra sau cùng nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh luôn diễn ra ổn định. Bên cạnh đó, hàng tồn kho còn là một tài sản có giá trị ngắn hạn của doanh nghiệp. Không chỉ đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, hàng tồn kho còn có nhiều ý nghĩa như:

  • Đảm bảo khả năng cung ứng của doanh nghiệp
  • Đảm bảo quá trình sản xuất đúng tiến độ
  • Giảm chi phí đặt hàng

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là giá trị của hàng hóa còn sẵn sàng để bán và được công ty nắm giữ vào cuối kỳ kế toán. Số lượng đô la của hàng tồn kho cuối kỳ có thể được tính bằng nhiều phương pháp định giá. Có ba phương pháp định giá phổ biến cho hàng tồn kho: FIFO (nhập trước, xuất trước), LIFO (nhập sau cùng, xuất trước) và chi phí bình quân gia quyền.

Giới hạn tồn kho là mức tồn kho an toàn của mỗi mặt hàng. Xác định giới hạn tồn kho tối thiểu để đảm bảo tính sẵn có, giảm nguy cơ hết hàng, duy trì niềm tin với khách hàng, giảm giá thành 1 đơn vị sản phẩm do đặt hàng số lượng lớn. Xác định giới hạn tồn kho tối đa để tránh tình trạng dư thừa gây lãng phí, ứ đọng vốn.

4. Báo cáo media

Media spending: số tiền doanh nghiệp phải chi ra cho chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng số (google, facebook, shopee, tiki,…)

Purchase value: giá trị hàng hóa bán được qua các nền tảng số trong thời gian diễn ra các chiến dịch quảng cáo

ROAS (Return On Ad Spend) – Tỷ lệ hoàn vốn chi tiêu quảng cáo:

ROAS = Purchase Value / Media spending

Khi nhìn vào chỉ số ROAS, các doanh nghiệp có thể dễ dàng thấy được phần trăm lợi nhuận thu được trên tổng chi phí quảng cáo. Vì vậy, các công ty hoàn toàn có thể cân đối ngân sách của mình. Ví dụ như doanh nghiệp có thể xác định được đâu là chiến dịch quảng cáo thu được lợi nhuận cao hơn và dành nhiều thời gian cũng như ngân sách để thực hiện các chiến dịch tương tự như vậy.

abs ROAS: thay đổi so với ROAS kì trước

5. Báo cáo doanh số theo vùng

Các chỉ tiêu về sản phẩm hay doanh số theo vùng cũng cần được quan tâm. Từ các chỉ số này, các shop E-commerce có thể:

  • nghiên cứu hành vi và thói quen của khách hàng của từng khu vực khác nhau
  • tập trung khai thác những khu vực quan trọng top đầu, xem xét cải thiện hay dừng hoạt động của các khu vực top dưới
  • tập trung phát triển, cải thiện, quảng bá cho những sản phẩm được quan tâm hàng đầu

1BS Analytics là giải pháp tổng quan được sử dụng để phân tích, theo dõi và báo cáo dữ liệu của công ty trong thời gian thực. Nếu bạn quan tâm bạn có thể tham khảo tại đây

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *