Có lẽ, nhìn vào title bạn cũng sẽ nhận ra sự khác biệt căn bản giữa hai vị trí này: Data Analyst – Nhà phân tích dữ liệu & Business Analyst – Nhà phân tích kinh doanh. Vậy, tại sao lại có sự nhầm lẫn liên quan đến Data Analyst Và Business Analyst và trong thực tế, chúng khác nhau như thế nào? Ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Data Analyst là gì?
Là người tìm ra được ý nghĩa của dữ liệu.
Mục tiêu của công việc hay vị trí này chính là tìm ra những giá trị số cho nhiều tính năng kinh doanh khác nhau và chịu trách nhiệm xác định các hiệu ứng ảnh hưởng, khoanh vùng các vấn đề cũng như khả năng phát triển của lĩnh vực họ đang phân tích.
Hình vẽ mô tả sơ bộ vai trò, vị trí của một Data Analyst
Nguồn hình: Croudinary.com
Thường thì, các Data Analyst sử dụng các các công cụ để kiểm chứng, xác minh, tìm hiểu số liệu họ có. Vì thế, ngoài khả năng xử lý vấn đề với các con số, thuật toán, ứng dụng, các nhà phân tích dữ liệu cần hiểu rõ, biết cách vận dụng các loại hệ thống nói trên để cho ra kết quả tốt nhất.
Một Data Analyst sẽ làm các công việc như thu thập, sắp xếp & tổ chức & lý giải, nghiên cứu, dùng/ứng dụng các dữ liệu mà họ cần xử lý. Nói cách khác, nhiệm vụ của họ là thực hiện quá trình nghiên cứu, dọn dẹp, chuyển đối và mô hình hóa các dữ liệu thành một các thông tin hữu ích.
Để phục vụ cho việc này, họ cần biết một số thứ liên quan đến chuyên môn như: Kỹ năng thống kê, khả năng diễn dịch, khả năng tư vấn, kỹ năng nghiên cứu, khả năng viết, có hiểu biết chuyên môn về các loại hệ thống (Ngôn ngữ lập trình: SQL, Python, R,… Công cụ trực quan hoá dữ liệu: Power BI, Tableau,…. ), đôi lúc còn cả khả năng đào tạo, hướng dẫn.
Ngoài ra, còn có một số kiến thức chuyên ngành khác mà các Data Analyst không nên bỏ qua như:
- Tìm hiểu các công cụ thống kê như Minitab, Microsoft Excel
- Hệ thống phân tích thống kê SAS
- Khai phá dữ liệu (Data Mining)
- Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization)
- Xác suất (Probability)
- …
Business Analyst là gì?
Nhà phân tích kinh doanh là người thực hiện quy trình phân tích các dữ liệu (data) liên quan đến vận hành kinh doanh và chuyển hóa dữ liệu đã phân tích (insight) nhằm giúp tổ chức/doanh nghiệp nhìn nhận tình hình thực tại, có định hướng đúng đắn cho tương lai.
Một Business Analyst giỏi là người có thể hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Họ cần hiểu rõ một dự án kinh doanh hay một doanh nghiệp sẽ vận hành như thế nào và làm thế nào để nó vận hành tốt. Nhiệm vụ của họ là tìm ra cách để cải thiện những tồn tại đang có, từ đó cải tiến quy trình vận hành, xác định yêu cầu của dự án để hiện thực hóa các giải pháp công nghệ, đưa ra được những yêu cầu như bổ sung các tính năng cần thiết để thực hiện quá trình cải thiện & cái tiến nói trên
Để làm được điều này, ngoài sự hiểu biết về mặt kinh doanh, những kỹ năng chuyên môn về công nghệ, Business Analyst còn cần biết một số kỹ thuật định lượng để kiểm tra hiệu suất cũng như tình hình của doanh nghiệp.
Sơ đồ mô hình nhiệm vụ và trách nhiệm của một business analyst thông thường.
Nguồn hình: Croudinary.com
Data analyst và Business Analyst giống và khác nhau như thế nào?
Trên thực tế, trong một số doanh nghiệp, hai vị trí này không phân tách rõ ràng bởi chúng có cùng một số yêu cầu về cả kinh nghiệm lẫn kiến thức chuyên môn. Đồng thời, một người đã có tư duy phân tích thì dù ở khía cạnh nào, dù đi sâu hay mở rộng hơn họ vẫn sẽ biết cách xử lý vấn đề công việc một cách dễ dàng.
Tuy vậy, vẫn có một số khác biệt nhất định trong yêu cầu cho hai loại vị trí này. Khác biệt dễ nhìn nhận nhất là một Data Analyst cần có tư duy phân tích tốt trong khi một Business Analyst cần có kiến thức kinh doanh và cái nhìn tổng quan tốt bên cạnh khả năng phân tích.
Mục đích của cả hai vị trí này đều là giúp tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh doanh hay cơ cấu tổ chức cho doanh nghiệp. Cách thức và quy trình cũng không khác nhau nhưng mục tiêu và trong tâm tiếp cận của họ khác nhau.
Data Analyst làm việc trực tiếp với dữ liệu (data), lấy dữ liệu làm trung tâm và coi dữ liệu là nguồn tham khảo lẫn kết quả cuối cùng. Trong khi đó, Business Analyst coi cả hai loại dữ liệu gồm dữ liệu thu thập (data) và dữ liệu phân tích (insight) là nền móng để phác thảo một kế hoạch liên quan tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp với trọng tâm cuối cùng là đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Cả hai vị trí này đều cần có khả năng và tư duy làm việc nhóm tốt, tuy vậy, đòi hỏi này ở Business Analyst cao hơn một chút. Lý do là vì khi bạn là một nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst) bạn có quyền đứng sau các bảng biểu/cột dữ liệu để xử lý công việc và chỉ cần tiếp cận vừa đủ với người khác nhưng khi đứng ở vị trí Business Analyst, bạn không chỉ cần đưa ra thông tin và kết quả mà còn phải lý giải và trình bày tư duy của mình cho người khác. Bạn không chỉ tiếp xúc với đồng nghiệp liên quan mà còn có cả đối tác, khách hàng, nhà đầu tư.
>>>Đọc thêm:
LỘ TRÌNH TRỞ THÀNH DATA ANALYST
LỘ TRÌNH TRỞ THÀNH DATA ANALYST CHUYÊN GIA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TẠI INDA
LỘ TRÌNH THĂNG TIẾN CỦA MỘT CHUYÊN GIA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (DATA ANALYST)
Nguồn: Internet