Mục lục
1. Một số chỉ số tài chính KPIs mà chúng ta nên biết
- Gross Profit Margin: Tỉ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số được sử dụng để đánh giá mô hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của công ty bằng cách tiết lộ số tiền còn lại từ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.
- Operating Profit Margin: Biên lợi nhuận hoạt động là thông số đo lường mức lợi nhuận mà một công ty kiếm được từ một đồng doanh thu, sau khi đã trả các chi phí sản xuất biến đổi như tiền lương, nguyên liệu và trước khi trả lãi và thuế.
- Operating Expense Ratio: Tỉ lệ chi phí hoạt động viết tắt là OER. Trong bất động sản, tỉ lệ chi phí hoạt động là thước đo chi phí để vận hành một phần tài sản so với thu nhập mà tài sản đó mang lại
- Net Profit Margin: Biên lợi nhuận ròng là chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Working Capital: Vốn lưu động là một thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp, tổ chức hoặc thực thể khác, bao gồm cả cơ quan chính phủ. Cùng với các tài sản cố định như nhà máy và thiết bị, vốn lưu động được coi là một phần của vốn hoạt động.
- Current Ratio: Trong báo cáo tài chính, Tỷ số thanh khoản hiện thời là một tỷ số tài chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
- Quick Ratio / Acid Test: Tỉ lệ thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.
- Berry Ratio: Tỷ lệ này dùng để đo lường lợi nhuận của một công ty
- Cash Conversion Cycle: Vòng quay tiền mặt biểu thị thời gian (tính bằng ngày) để một công ty chuyển đổi các khoản đầu tư từ hàng tồn kho và các nguồn lực khác thành dòng tiền từ bán hàng.
- Accounts Payable Turnover: là Chỉ Số Vòng Quay Các Khoản Phải Trả. Tài khoản phải trả là khoản nợ ngắn hạn mà một công ty nợ các nhà cung cấp và chủ nợ. Tỷ lệ doanh thu tài khoản phải trả cho thấy hiệu quả của một công ty trong việc thanh toán cho các nhà cung cấp và các khoản nợ ngắn hạn.
- Accounts Receivable Turnover: Số vòng quay khoản phải thu là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó.
- Economic Value Added: Giá trị gia tăng kinh tế (EVA) là thước đo hiệu quả tài chính của công ty dựa trên tài sản còn lại được tính bằng cách trừ chi phí vốn khỏi lợi nhuận hoạt động, được điều chỉnh cho thuế dựa trên tiền mặt.
- Budget Variance: Chênh lệch ngân sách (BV) là một thông số định kì được các chính phủ, công ty hoặc các cá nhân sử dụng để định lượng sự khác biệt giữa các con số bút toán ngân sách và số tiền chi thực tế cho một danh mục kế toán cụ thể
- Return on Assets: Tròn báo cáo tai chính, Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Đây một chỉ số rất quan trọng đối với một doanh nghiệp, nó giúp cho nhà quản trị đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.
- Return on Equity: là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lãi.
2. Một số mẫu Dashboard
2.1.CASH MANAGEMENT DASHBOARD
2.2.FINANCIAL KPI DASHBOARD
2.3.PROFIT AND LOSS DASHBOARD
2.4.CFO DASHBOARD
2.5.FINANCIAL PERFORMANCE DASHBOARD
Hy vọng 1 số mẫu Dashboard trên có thể giúp ích cho các bạn đặc biệt là những người thường xuyên làm việc liên quan tới báo cáo.
Nguồn: Internet
>>>Đọc thêm:
KHÓA HỌC PHÂN TÍCH VÀ TRỰC QUAN HÓA DỮ LIỆU POWER BI
KHÓA HỌC TRỞ THÀNH DATA ANALYST CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
DATA ANALYSIS LÀ GÌ? HỌC DATA ANALYSIS Ở ĐÂU TỐT NHẤT?