Không có gì bàn cãi khi nói “ Ngành kinh tế đang “Hot” nhất hiện nay”. Nhưng làm sao để lựa chọn chuyên ngành kinh tế phù hợp không phải là quyết định dễ dàng với các sĩ tử. Hiểu được khó khăn này, chúng tôi sẽ đưa ra phân tích về chuyên ngành cùng cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế. Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này, tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết sau của inda nhé.
Khối kinh tế gồm những ngành nào?
Những năm gần đây, khối kinh tế luôn là lựa chọn số 1 của nhiều sĩ tử. Bởi nó đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập ổn định. Đây là một trong những khối ngành với nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp khác nhau. Chính điều đó khiến cho nhiều sĩ tử “tẩu hỏa nhập ma” khi lựa chọn chuyên ngành cho mình. Vậy ngành kinh tế bao gồm những ngành nào?
Có thể thấy, nó đa dạng các chuyên ngành khác nhau. Trong đó, các ngành liên quan đến kinh tế phải kể đến những ngành nổi bật nhất hiện nay như:
- Quản trị kinh doanh
- Kinh doanh quốc tế
- Kế toán – tài chính
- Tài chính – ngân hàng
- Ngành luật kinh tế
Đây là một trong những lựa chọn hàng đầu được nhiều bạn trẻ quan tâm. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều trường đại học mở rộng giảng dạy các chuyên ngành này. Nhưng điều quan trọng nhất, làm sao xác định chuyên ngành phù hợp với mình? Bởi mỗi chuyên ngành sẽ có yêu cầu tố chất riêng từng người. Để giải quyết điều đó, đừng quên phân tích yếu tố cần và đủ ở mỗi chuyên ngành để có lựa chọn đúng đắn nhé.
Phẩm chất và kỹ năng cần có để phát triển chuyên ngành khối kinh tế
Khối kinh tế bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau được chia làm 3 nhóm: chuyên ngành liên quan đến quản trị, nhóm ngành tài chính, nhóm ngành kế toán – kiểm toán. Vậy nhóm ngành này bao gồm những chuyên ngành nào?
Ngành quản trị
Nhắc đến nhóm ngành này, chúng ta có thể hình dung ra nội dung đào tạo chắc chắn thiên về cách quản lý, hoạch định kế hoạch hay chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Ngành này cung cấp cho thị trường lao động nguồn lực có kiến thức và tư duy quản lý doanh nghiệp. Những người thuộc nhóm chuyên ngành này thường sở hữu tố chất lãnh đạo, nhạy bén với sự thay đổi và khả năng phân tích cao.
Nhóm ngành này bao gồm các chuyên ngành như: quản trị kinh doanh, quản trị nhà hàng-khách sạn, quản trị du lịch, kinh doanh quốc tế, marketing,… Đây đều là những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Nhân viên thuộc ngành nghề này có cơ hội phát triển cao vì thế không quá khó hiểu khi nhiều bạn trẻ thích lựa chọn chuyên ngành này.
Nhóm ngành tài chính
Từ lâu, dân tài chính được ngưỡng mộ bởi sự thông minh và nhạy bén của mình. Đến với nhóm ngành nghề này, bạn sẽ hiểu được báo cáo tài chính, dạy kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic,…Nhóm ngành này đem lại thu nhập tốt và mức thưởng tương xứng với vấn đề khó được đặt ra. Chính vì điều đó, nó kích thích người lao động tìm tòi tìm ra các giải quyết những bài toán khó đó. Nên chắc chắn một điều, dân tài chính nhất định phải có tính kiên trì và khả năng phân tích, chịu được áp lực cao. Sinh viên thuộc nhóm ngành này có thể lựa chọn ngành: Tài chính doanh nghiệp, kế toán-tài chính. Ngoài ra, bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng sử dụng vi tính thành thạo. Bởi chuyên ngành này sử nhiều đến phân tích và báo cáo. Với tình trạng hiện nay, đây là chuyên ngành hấp dẫn chứa nhiều cơ hội và thách thức cho nhiều bạn trẻ.
Nhóm ngành kế toán-kiểm toán
Nhóm ngành này không khác tài chính là mấy, nhưng nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính toán nhiều hơn. Bởi chắc chắn, bạn phải đối mặt với con số và sổ sách mỗi ngày. Lựa chọn chuyên ngành này, bạn phải hội tụ đủ sự kiên trì, chăm chỉ và nhạy bén với những con số. Ngoài ra, khả năng ghi nhớ và nắm bắt nhanh những thay đổi của cơ quan thuế là rất cần thiết. Nhóm ngành này bao gồm các chuyên ngành như: kế toán, kế toán doanh nghiệp, kế toán thương mại, kế toán kiểm toán, kế toán tài chính.
Nhìn chung, khối kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, không thể gói gọn trong một vài từ giới thiệu. Bạn có thể tham khảo thêm sách “Người trong muôn nghề: ngành kinh tế có gì?” để khám phá thêm nhiều chuyên ngành thú vị. Đặc biệt, những bạn trẻ sắp và đang đứng trước bước ngoặt lựa chọn nghề nghiệp, hãy tìm hiểu kỹ để có quyết định đúng đắn cho tương lai của mình nhé.
Cơ hội nghề nghiệp của chuyên ngành kinh tế
Phần lớn sinh viên tốt nghiệp đều không biết các ngành kinh tế học ra để làm gì? Đừng quá lo về điều đó. Bởi khối kinh tế không những cung cấp kiến thức chuyên môn, bạn còn được giảng dạy các kiến thức tổng quát phù hợp với mọi ngành nghề. Chính vì vậy, sinh viên khối kinh tế không phải lo sợ khi lựa chọn trái chuyên ngành.
Ví dụ: Bạn lựa chọn chuyên ngành quản trị kinh doanh vẫn có thể ứng tuyển vị trí nhân viên thị trường. Tuy công việc ứng tuyển ở mảng marketing, nhưng bạn cũng được đào tạo kiến thức về mảng này trước đó. Cùng với sự nhanh nhẹn và năng động, tôi tin chắc bạn sẽ làm tốt vị trí này dù lựa chọn trái chuyên ngành ban đầu.
Mặt khác, doanh nghiệp luôn có nhiều vị trí dành cho sinh viên khối ngành kinh tế. Bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như:
- Kế toán/kiểm toán viên
- Nhân viên marketing
- Nhân sự
- Nhân viên kinh doanh
- Quản lý khu vực
- Chuyên viên phân tích tài chính
Thu nhập của khối ngành kinh tế
Trên nhiều diễn đàn, không ít các bạn trẻ lo lắng về thu nhập tương lai của mình. Những câu hỏi như “ Quản trị kinh doanh lương bao nhiêu? Ngành nào có thu nhập ổn định nhất” thu hút về hàng ngàn bình luận. Nhìn chung, tùy thuộc vào ngành nghề và cấp bậc sẽ có mức lương tương ứng. Hiện nay, sinh viên khối kinh tế mới ra trường có mức thu nhập trong khoảng 8 triệu đồng/tháng. Nếu bạn làm việc hiệu quả, mức lương sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Nên thu nhập cao không phải là vấn đề quá khó của khối ngành kinh tế này.
Kinh tế và khối ngành với đa dạng cơ hội nghề nghiệp cùng kiến thức sâu rộng. Lựa chọn chuyên ngành ở khối này, bạn phải nhạy bén và không ngừng nỗ lực để tìm cơ hội phát triển. Trên đây là những chia sẻ sơ nét về khối ngành “Hot” nhất hiện nay. Chúc các bạn sĩ tử sớm lựa chọn được chuyên ngành phù hợp với mình!
Nguồn : Internet
>>> Tham khảo thêm:
KHÓA HỌC TRỞ THÀNH DATA ANALYST CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Nếu bạn học các ngành: kỹ thuật, cơ điện, điện tử viễn thông, tự động hóa, toán tin, công nghệ thông tin… bạn nên theo LỘ TRÌNH TRỞ THÀNH DATA ENGINEER